Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 1)


ĐỀ 1

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ Đường Luật

5

0

3

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ Đường Luật

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

5TN

3TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

Vận dụng:

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

Vận dụng cao:

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

5TN

3TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

THÚ NGHỀ NÔNG

Kể chi ao cá với vườn rau

Trồng cấy siêng năng cũng đã giàu

Đỏ xỡ bên đê hàng lúa bắp,

Xanh rì bãi cát mấy ngàn dâu.

Lộc trời đổ xuống mưa như mỡ,

Lòng đất bùn lên ruộng những mầu.

Phong vị điền gia coi cũng thú

Mùa nào thức ấy, chuối, cau, rau.

(Đặng Xuân Bảng, Đất học đất thơ văn, NXB Văn học, 1995, tr50)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Ngũ ngôn

C. Thất ngôn bát cú

D. Song thất lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A. Vần lưng

B. Vần chân

C. Vần liền

D. Vần cách

Câu 3: Bài thơ sử dụng các phương thức biểu đạt kết hợp nào?

A. Miêu tả kết hợp tự sự

B. Tự sự kết hợp biểu cảm

C. Biểu cảm kết hợp miêu tả

D. Nghị luận kết hợp tự sự

Câu 4: Dòng nào dưới đây nói lên đề tài của bài thơ?

A. Đời sống thực tế

B. Tâm trạng ngày mùa

C. Cuộc sống của người nông thôn ở quê

D. Nông thôn

Câu 5: Nội dung của bài thơ trên nói về điều gì?

A. Khắc họa hình ảnh người nông dân cần cù, chăm chỉ lao động

B. Ca ngợi về cảnh đẹp ở nông thôn và thú vui của nhà nông

C. Thể hiện sự tự hào với những sản lượng nông sản ở nông thôn đó

D. Ghi nhớ công lao của những người thầm lặng tạo ra nông sản

Câu 6: Hình ảnh nào là sản vật của nghề nông được nhắc đến trong bài thơ trên?

A. Ao cá, vườn rau, lúa bắp

B. Vườn cau, đất bùn, lúa bắp

C. Ao cá, bãi cát, vườn rau

D. Vườn chuối, vườn cau, bãi cát

Câu 7: Tác dụng của biện pháp đối trong hai dòng thơ sau là gì?

Đỏ xỡ bên đê hàng lúa bắp,

Xanh rì bãi cát mấy ngàn dâu.

A. Tạo nên sự cân xứng, nhịp nhàng của cặp câu thơ

B. Nhấn mạnh vẻ đẹp giàu có, trù phú của đất nước

C. Thể hiện lòng tự hào yêu mến với quê hương, đất nước cũng như trân trọng, ngợi ca những người làm nên thành quả đó

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Dòng nào nói lên đặc điểm của hình ảnh trong bài thơ?

A. Hình ảnh chân thực, bình dị của đời sống thực tế

B. Hình ảnh giàu sức tưởng tượng, phong phú

C. Hình ảnh pha trộn thực tại và trừu tượng

D. Hình ảnh siêu thực

Câu 9: Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ bài thơ là gì?

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa… Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả,

NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Từ văn bản trên, anh/ chị viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống (khoảng 500 chữ).

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thất ngôn bát cú

0,5 điểm

Câu 2

B. Vần chân

0,5 điểm

Câu 3

C. Biểu cảm kết hợp miêu tả

0,5 điểm

Câu 4

D. Nông thôn

0,5 điểm

Câu 5

B. Ca ngợi về cảnh đẹp ở nông thôn và thú vui của nhà nông

0,5 điểm

Câu 6

A. Ao cá, vườn rau, lúa bắp

0,5 điểm

Câu 7

D. Tất cả đáp án trên

0,5 điểm

Câu 8

A. Hình ảnh chân thực, bình dị của đời sống thực tế

0,5 điểm

Câu 9

- HS nêu thông điệp ý nghĩa rút ra từ bài thơ. Gợi ý:

Thông điệp: Cần trân trọng giá trị của lao động. Vì đó chính là công sức, giá trị mà con người bỏ ra, và có biết trân trọng giá trị lao động thì ta mới ý thức rõ được nó quan trọng như thế nào. Hiểu và nhận ra được những thứ mà ta đang sử dụng là công sức, mồ hôi nước mắt của người thân. Qua đó mà càng trân trọng những thứ đang có hơn.

2 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Văn bản nói đến những thử thách của tuổi trẻ và khuyên tuổi trẻ cần có niềm tin trong cuộc sống.

- Giải thích: niềm tin là thứ bạn cảm nhận, tin tưởng vào một điều gì đó và mong muốn nó sẽ xảy ra theo cách mà bạn suy nghĩ.

- Phân tích, đánh giá, bàn bạc: Đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời, chúng ta thường nản lòng, chùn bước. Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.

+ Niềm tin sẽ giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua tất cả.

+ Niềm tin là động lực giúp bạn hoàn thành những mong muốn, dự định và đạt được mục tiêu của mình. Nó có thể định hướng và quyết định những hành động đúng đắn của bạn.

+ Niềm tin tạo ra năng lượng tích cực giúp bạn xóa bỏ những rào cản, tăng lòng nhiệt huyết, phát huy những năng lực và hành động khác của bản thân.

- Phê phán những người sống thiếu niềm tin: thường cảm giác bất an lo lắng, thiếu năng lượng, thiếu nỗ lực khiến bản thân buông xuôi.

- Bài học: Không có niềm tin thì cuộc sống sẽ vô nghĩa. Vì vậy, cần có niềm tin và hi vọng bạn sẽ thành công và hạnh phúc. Trước khi tin vào điều gì đó thì hãy tin vào chính bạn.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi