Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 6)


ĐỀ 6

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thần thoại

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thần thoại

Nhận biết:

- Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật,... trong truyện thần thoại.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân.

Vận dụng:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

THẦN LỬA A NHI

Thần Lửa A Nhi là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường.

Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sáng cho chúng ta làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu thẳm và rùng rợn biết bao. Thần có phép phân thân nên thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách. Không có thần ở trong nhà, con người sẽ đói, rét, sợ sệt, sống không khác gì loài cầm thú.

Thần có tính nóng vội, lại phải ở khắp nơi, không coi xuể công việc, nên đôi lúc vô tình gây thiệt hại cho sinh linh và hoa cỏ.

Một hôm thần Lửa A Nhi giúp người đốt cỏ dại ở ven rừng. Mải lo đi giúp nơi khác nữa, thần không về dập lửa kịp thời, nên lửa cháy vào rừng, lan rộng ra nhanh chóng, trong rừng có năm mẹ con chim Đầu Rìu. Mẹ chim kêu than: con mình chưa biết bay, phen này mẹ con chắc bị thiêu sống.

Bỗng chim nghĩ được một kế cứu con:

- Các con ơi, đằng kia có cái hang chuột. Các con hãy vào đấy, mẹ sẽ khỏa cát lên lấp tạm, khi lửa tắt mẹ sẽ đến đón các con.

- Nhưng mẹ ơi – một con chim thưa – con chuột to lắm, nó sẽ ăn thịt chúng con mất.

- Không đâu, bé yêu ạ. Con chuột ở cái hang này đã bị diều hâu bắt rồi, chính mẹ trông thấy.

- Còn có những con chuột khác, mẹ ạ – một chim con nữa nói – Bị chuột ăn thì đau đớn và nhục nhã quá, mẹ ơi, thà chết thiêu còn hơn.

- Bị thiêu nóng lắm, các con ạ. Chỉ có một cách là mẹ xòe hai cánh ra ấp các con dưới bụng, che lửa cho các con. Mẹ sẽ chết cháy còn các con may chăng sống sót.

- Không, không mẹ ơi! Không đời nào! – bốn chú chim con đồng thanh kêu lên. Rồi chú khôn nhất nói: “Nếu mẹ chết thì chúng con cũng sẽ chết đói, chết khát thôi. Và họ Đầu Rìu nhà ta sẽ tuyệt giống, tuyệt nòi. Mẹ còn trẻ lắm. Thoát nạn này, mẹ sinh một lũ em. Mẹ hãy bay đi, bay nhanh đi, lửa đến rồi. Chúng con van mẹ”.

- Mẹ trốn một mình sao đành chứ?

- Trốn đi, trốn đi mẹ ơi! – Bốn chú chim con lại đồng thanh kêu lớn – Bay nhanh đi, nếu không chúng con đâm đầu vào lửa cho mà xem.

Mấy con chim con vỗ lạch bạch những đôi cánh chưa có lông rắp xông vào lửa. Chim mẹ hoảng quá, đành phải bay đi.

Bấy giờ bốn anh em chụm đầu vào nhau kêu cầu thần Lửa.

- Thần Lửa A Nhi quảng đại ơi! Chúng con hiện nay mất mẹ, lát nữa sẽ mất xác? Rồi mẹ chúng con sẽ vì xót xa mà chết héo chết khô. Chỉ có ngài là cứu được chúng con hỡi thần A Nhi nhân hậu.

Bỗng có tiếng vang vọng từ xa:

- Các con đừng lo sợ. Tai họa sắp qua rồi. Và mẹ các con sẽ về với các con.

Đó là tiếng của Thần Lửa. Thần đã trở về và kịp nghe tiếng kêu thảm thiết của mấy chú chim con. Thần dập tắt ngay ngọn lửa hung dữ, liền đó chim Đầu Rìu mẹ cũng bay về.

Cảm tạ thần A Nhi nhân hậu, năm mẹ con nhuộm đỏ chùm lông mũ của mình, ngụ ý thờ Thần Lửa trên đầu.

(Nguồn: thegioicotich.vn)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào anh/chị đã học?

A. Sử thi

B. Thần thoại

C. Truyện ngắn

D. Cổ tích

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là gì?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D.Nghị luận

Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 4: Biện pháp tu từ nào được dùng chủ yếu trong văn bản trên?

A. So sánh

B. Liệt kê

C. Phóng đại

D. Nói giảm nói tránh

Câu 5: Sự việc nào xảy ra của Thần Lửa A Nhi khiến lửa lan rộng ra cháy vào rừng?

A. Thần giúp người đốt cỏ dại bên đường nhưng ngủ quên nên không tắt ngọn lửa

B. Thần giúp người đốt cỏ dại bên đường nhưng mải đi khắp nơi giúp mọi người

C. Thần giúp người đốt cỏ dại trong rừng, chẳng may bị chim Đầu Rìu tha lửa đi

D. Thần giúp người đốt cỏ dại trong rừng, chẳng may đốt nhầm tổ chim Đầu Rìu

Câu 6: Ai là người cứu sống bốn chú chim Đầu Rìu con?

A. Con người

B. Thần lửa A Nhi

C. Chim Đầu Rìu mẹ

D. Lũ chuột nhắt

Câu 7: Chi tiết “Chỉ có một cách là mẹ xòe hai cái cánh ra ấp các con dưới bụng, che lửa cho các con. Mẹ sẽ chết cháy còn các con may chăng sống sót” cho thấy chim mẹ là người như thế nào?

A. Yêu thương, sẵn sàng che chở, hi sinh vì con

B. Quan tâm con, lo cho con không quen được với lửa

C. Lo lắng, sợ các con của mình bị lũ chuột tha đến chỗ lửa cháy

D. Buồn vì những người con không thể tự lực cánh sinh bay ra khỏi khu rừng cháy

Câu 8: Chi tiết “Cảm tạ thần A Nhi nhân hậu, năm mẹ con nhuộm đỏ chùm lông mũ của mình, ngụ ý thờ Thần Lửa trên đầu.” nhằm giải thích về điều gì?

A. Giải thích về lịch sử của thần lửa A Nhi

B. Giải thích đặc điểm và ý nghĩa về chùm lông đỏ của chim Đầu Rìu

C. Giải thích về việc thần Lửa A Nhi đã ban tặng bộ lông cho chim Đầu Rìu

D. Giải thích về tính cách của thần lửa A Nhi

Câu 9: Anh/chị thích nhất chi tiết nào trong văn bản? Vì sao?

Câu 10: Trình bày bằng đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về nhân vật thần lửa A Nhi.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị bằng bài văn nghị luận.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Thần thoại

0,5 điểm

Câu 2

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 3

C. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 4

C. Phóng đại

0,5 điểm

Câu 5

B. Thần giúp người đốt cỏ dại bên đường nhưng mải đi khắp nơi giúp mọi người

0,5 điểm

Câu 6

B. Thần lửa A Nhi

0,5 điểm

Câu 7

A. Yêu thương, sẵn sàng che chở, hi sinh vì con

0,5 điểm

Câu 8

B. Giải thích đặc điểm và ý nghĩa về chùm lông đỏ của chim Đầu Rìu

0,5 điểm

Câu 9

HS nêu chi tiết ấn tượng trong văn bản và lí giải

1 điểm

Câu 10

- HS nêu cảm nhận về nhân vật thần Lửa A Nhi.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung:

Gợi ý:

+ Thần A Nhi là một vị thần tốt bụng, dù đôi lúc có không coi xuể công việc khiến sinh linh và hoa cỏ nhận thiệt hại. Thế nhưng ngài là một vị thần nhân hậu, luôn cáng đáng trọng trách trên vai, là một vị thần tối cao mang sức mạnh siêu nhiên,…

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý kiến phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?

- Giải thích:

+ “Sống ảo”: lối sống chuộng hình thức, thậm chí nói hơi nặng lời thì đó là một cuộc sống toàn dối lừa. Người ta tự tô vẽ, tự tạo cho mình một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, khác hẳn với những gì mà bản thân họ đang có ở thực tại.

+ Facebook, sau là Instagram, Twitter, Zalo,... chính là các công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc “ảo” của các tín đồ “sống ảo”.

+ “Giá trị thực”: mang hàm nghĩa rất rộng, bao gồm tất cả những gì ngoài cuộc sống thực của con người, cả niềm vui, nỗi buồn, từ những điều tốt đẹp cho đến những góc xấu xí nhất trong tâm hồn. Đó là thứ phản ánh rõ ràng nhất nhân cách, đạo đức và tâm hồn của một cá nhân.

- Thực trạng sống ảo:

+ Thích kết bạn qua mạng, yêu qua mạng

+ Xây cho mình những cái vỏ tuyệt vời, là nơi để thỏa sức thể hiện bản thân, bằng cách khoe khoang sự giàu có, sự hạnh phúc, phô bày vẻ đẹp của bản thân, để mong được sự chú ý.

+ Ai cũng tự tin bày tỏ quan điểm ý kiến, sẵn sàng chửi rủa lăng nhục, cười nhạo một cá nhân nào khác, để lại những tổn thương tâm lí sâu sắc cho nạn nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến nạn nhân, chán chường, trầm cảm, tự tử.

+ Tạo scandal, phát ngôn gây sốc để nổi tiếng, chia sẻ những thông tin phản cảm, văn hóa phẩm đồi trụy một cách tràn lan mà chẳng quan tâm ai sẽ bắt gặp chúng, họ chỉ cần biết mình được tung hô, tán tụng, được bao nhiêu “like”, bao nhiêu “comment”, còn ai như nào không cần quan tâm.

- Hậu quả:

+ Ảo tượng giá trị của bản thân, dễ dàng suy sụp chỉ vì một lời chê bai bâng quơ.

+ Quên đi hết thực tại cuộc sống vốn khó khăn như nào, quên đi hết những tình cảm quý giá như tình thân, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.

+ Họ trở nên vô cảm, vô tâm, không còn quan tâm đến thế giới thực tại, từ chối hòa nhập vào xã hội thực tế, dẫn tới khi bước vào làm việc, mưu sinh họ bị chông chênh, không có kinh nghiệm sống và ứng xử, nên rất dễ bị đào thải, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống tương lai.

+ Khiến cho tâm hồn con người trở nên nghèo nàn, kiến thức và vốn sống hạn hẹp, cả thế giới chỉ thu lại vào trang mạng xã hội, khiến con người trở nên lười biếng, lãng phí thời gian, bỏ qua nhiều cơ hội tu dưỡng, nâng cao tri thức, thay đổi bản thân.

- Bài học:

+ Nhận thức được tác hại của việc “sống ảo”, mỗi cá nhân chúng ta cần ý thức được hành động của bản thân.

+ Mạng xã hội không xấu, thậm chí có rất nhiều lợi ích, nhưng chúng ta phải biết sử dụng sao cho hợp lí, đừng có đắm chìm vào đó, mải mê xây dựng những giá trị “ảo”, mà bỏ rơi những “giá trị thực”.

+ Đừng để việc “sống ảo” dần giết chết cả tâm hồn và thể xác chúng ta, hãy biết cách tận dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, đừng chỉ mải mê chạy theo những xu hướng, trào lưu và ảo tưởng về bản thân.

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận:

+ Hiện tượng sống ảo, đặc biệt là ở giới trẻ đang dần kéo con người rời xa và đánh mất đi những giá trị thực, có ý nghĩa cho cuộc đời.

+ Hãy có những nhận thức đúng đắn và biết cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực.

+ Đừng để cán cân tâm hồn rơi hẳn vào thế giới ảo.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi