ĐỀ 7
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ tự do | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ tự do | Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình và tình cảm của nhân vật trữ tình gửi gắm. - Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức và nội dung trong bài thơ trữ tình. - Hiểu được thông điệp mà bài thơ gửi gắm. Vận dụng: - Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đọc hiểu văn bản thơ. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận. - Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá. Thông hiểu: - Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 7 | ĐỀ THI HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
QUÊ HƯƠNG
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...
***
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kì
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên – (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...
***
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi
(Giang Nam, Tháng Tám ngày mai, NXB Văn học, 1962)
Câu 1. Dòng nào nói lên thông tin chính được thể hiện ở nhan đề của tác phẩm?
A. Đề tài
B. Nhân vật chính
C. Chủ đề
D. Bức thông điệp
Câu 2. Đối tượng trữ tình của bài thơ trên là?
A. Mẹ tôi
B. Cô bé nhà bên
C. Quê hương
D. Tác giả
Câu 3. Mạch cảm xúc của nhà thơ được triển khai theo trình tự nào?
A. Không gian
B. Thời gian
C. Hồi ức và hiện tại đan xen
D. Tất cả các ý trên
Câu 4. Trong kí ức của nhà thơ, quê hương đã gợi nhớ điều gì?
A. Kỉ niệm gặp lại cô bé nhà bên
B. Kỉ niệm từ biệt mẹ lên đường
C. Tin cô gái bị bắn
D. Hình ảnh cô bé cười khúc khích
Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Đau xé lòng anh, chết nửa con người!”?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Nói quá
Câu 6. Đoạn thơ thứ hai thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ?
A. Sự trưởng thành về nhận thức và tình yêu chớm nở của đôi trẻ
B. Sự đau xót đến tột cùng khi người yêu thương nhất hi sinh
C. Sự nhớ nhung quê hương tha thiết, nhớ mẹ, nhớ cô bé nhà bên
D. Sự hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu
Câu 7. Câu thơ “Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất / Có một phần xương thịt của em tôi” có ý nghĩa gì?
A. Sự đau xót của nhà thơ khi “em” ngã xuống
B. Sự hoài niệm của nhà thơ về những kỉ niệm với cô bé nhà bên
C. Tình yêu bao la trời bể, tình yêu ấy chất chứa kỉ niệm và hơn hết, quê hương ấy có “em” nằm đấy
D. Nhà thơ yêu em như yêu quê hương của mình vậy
Câu 8. Trong câu thơ “Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi)” bộ phận trong ngoặc đơn là thành phần gì?
A. Chêm xen
B. Tình thái
C. Gọi đáp
D. Trạng ngữ
Câu 9. Hình ảnh cô bé nhà bên được miêu tả như thế nào? Hình ảnh đó xuyên suốt đoạn thơ gợi lên cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Câu 10. Anh/chị cảm nhận như thế nào về tình yêu quê hương của tác giả được bộc lộ trong khổ thơ cuối? Từ đó nêu suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước của thanh niên thời hiện đại. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Phần II. Viết (4,0 điểm)Anh/ chị hãy phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Quê hương” – Giang Nam.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | A. Đề tài | 0,5 điểm |
Câu 2 | C. Quê hương | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. Thời gian | 0,5 điểm |
Câu 4 | D. Hình ảnh cô bé cười khúc khích | 0,5 điểm |
Câu 5 | D. Nói quá | 0,5 điểm |
Câu 6 | A. Sự trưởng thành về nhận thức và tình yêu chớm nở của đôi trẻ | 0,5 điểm |
Câu 7 | C. Tình yêu bao la trời bể, tình yêu ấy chất chứa kỉ niệm và hơn hết, quê hương ấy có “em” nằm đấy | 0,5 điểm |
Câu 8 | A. Chêm xen | 0,5 điểm |
Câu 9 | - Hình ảnh cô bé nhà bên được miêu tả qua nụ cười khúc khích và vẻ thẹn thùng “nép sau cửa”. - Hình ảnh cô bé nhà bên luôn hiện diện trong tâm trí nhà thơ thể hiện nỗi nhớ thường trực của người chiến sĩ. Tuy rằng chiến đấu ngoài tiền tuyến nhưng không lúc nào nguôi nỗi nhớ thương về quê nhà mà ở đó hình ảnh cô bé nhà bên – điều thân thuộc với tác giả nhất trở thành trung tâm của nỗi nhớ mong. Hơn nữa, đây cũng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ nhằm thể hiện sự tự nguyện cống hiến của tuổi trẻ cho công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. | 1,0 điểm |
Câu 10 | - Tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện trong khổ thơ cuối: Tình yêu quê hương đã được thay đổi. Xưa yêu quê hương vì đây là nơi mà nhà thơ sinh ra, lớn lên; là nơi gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả. Nay, yêu quê hương không chỉ vì đây là mảnh đất đã gắn bó với tác giả, mà hơn hết, quê hương ngày hôm nay là quê hương mà biết bao thế hệ đã ngã xuống, đánh đổi xương máu để giành lại từ tay quân thù. - HS tự nêu suy nghĩ của mình về lòng yêu quê hương đất nước của thanh niên ngày nay. | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật bài thơ “Quê hương” – Giang Nam. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài: + Giới thiệu tác giả và bài thơ “Quê hương” (Giang Nam) + Giới thiệu nội dung, nghệ thuật bài thơ. - Thân bài:+ Giới thiệu chung về bài thơ + Phân tích, đánh giá bài thơ để làm rõ vấn đề của tác giả • Phân tích bài thơ “Quê hương” của Giang Nam – bóng hình quê hương trong ánh mắt tuổi thơ. • Sự trưởng thành về nhận thức và tình yêu chớm nở của đôi trẻ. • Sự đau xót đến tột cùng khi người yêu thương nhất hi sinh. - Kết bài:+ Khái quát, tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài thơ. + Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về bài thơ. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |