ĐỀ 4
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ văn Nguyễn Trãi | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ văn Nguyễn Trãi | Nhận biết: - Nhận biết được bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại thông qua việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi. - Nhận biết đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê. Thông hiểu: - Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi. - Hiểu được vẻ đẹp con người, thơ văn và những đóng góp của ông cho sự phát triển của văn học dân tộc. Vận dụng: - Đề cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào về văn hóa và lịch sử dân tộc, về người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận. - Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá. Thông hiểu: - Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 4 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NGÔN CHÍ BÀI 10Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây.
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bẻ cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Áo quang mấu ấu cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,
Năng một ông này đẹp thú này.
(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
Câu 1. Bài thơ “Ngôn chí bài 10” thuộc sáng tác nào sau đây của Nguyễn Trãi?
A. Văn chính luận
B. Thơ chữ Hán
C. Thơ Nôm
D. Thơ tự thuật
Câu 2. Dòng nào nói lên đối tượng trữ tình của bài thơ?
A. Cảnh chùa
B. Đêm trăng
C. Ao cá
D. Cuộc sống điền viên nơi thôn quê
Câu 3. Hình ảnh thơ trong “Ngôn chí bài 10” có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Hình ảnh thơ tươi sáng
B. Hình ảnh xưa cũ
C. Hình ảnh gần gũi, quen thuộc
D. Hình ảnh tưởng tượng
Câu 4. Câu nào sau đây nói lên nội dung hai câu đề?
A. Sức sống nơi làng quê
B. Cảnh vật, lòng người
C. Thú vui tao nhã
D. Ít vướng bận, vui sống
Câu 5. Câu thơ “Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy” được hiểu là:
A. Quang cảnh vắng như chùa Bà Đanh
B. Quang cảnh thanh tĩnh như cảnh chùa, lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu
C. Lòng người lạnh băng, dửng dưng như thầy chùa chân tu
D. Lòng người như cảnh tĩnh lặng, hoang vắng
Câu 6. Nghệ thuật đối thể hiện ở hai dòng thơ nào?
A. Hai câu đề, hai câu luận
B. Hai câu luận, hai câu kết
C. Hai câu kết, hai câu thực
D. Hai câu thực, hai câu luận
Câu 7. Bài thơ “Ngôn chí bài 10” đã thể hiện:
A. Tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn của bậc hiền nhân
B. Sự gắn bó với làng quê của một nông dân hồn hậu, chất phác
C. Cách thưởng thức thiên nhiên của một nghệ sĩ
D. Thiên nhiên thấm đẫm nỗi buồn của thi nhân
Câu 8. Dòng nào nêu lên đặc điểm thiên nhiên trong bài thơ “Ngôn chí bài 10”?
A. Cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, với màu sắc, âm thanh tươi tắn, rộn ràng
B. Hiện lên rất đa dạng, sinh động, có sức sống riêng
C. Những nét phác họa hết sức tài tình về vẻ đẹp hùng vĩ
D. Thiên nhiên thấm đẫm nỗi buồn của thi nhân
Câu 9. Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ?
Câu 10. Cảm nhận của em về bức tranh chân dung tinh thần Nguyễn Trãi qua bài thơ “Ngôn chí bài 10”. (Viết từ 6 – 8 dòng)
Phần II. Viết (4,0 điểm)Anh/ chị hãy phân tích, đánh giá nhân vật Trương Phi qua đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung).
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | C. Thơ Nôm | 0,5 điểm |
Câu 2 | D. Cuộc sống điền viên nơi thôn quê | 0,5 điểm |
Câu 3 | C. Hình ảnh gần gũi, quen thuộc | 0,5 điểm |
Câu 4 | B. Cảnh vật, lòng người | 0,5 điểm |
Câu 5 | B. Quang cảnh thanh tĩnh như cảnh chùa, lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu | 0,5 điểm |
Câu 6 | D. Hai câu thực, hai câu luận | 0,5 điểm |
Câu 7 | A. Tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn của bậc hiền nhân | 0,5 điểm |
Câu 8 | B. Hiện lên rất đa dạng, sinh động, có sức sống riêng | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn thi nhân qua hai câu thực: - Hai câu thực: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén Ngày vắng xem hoa bẻ cây - Nghệ thuật đối – chính đối: Mỗi câu trình bày một sự việc ở thời điểm khác nhau nhưng cùng nói lên một ý – lối sống thanh cao của tao nhân mặc khách diễn ra nơi thôn quê với trăng gió, cây và hoa… + Đêm trăng thanh uống rượu nghiêng chén uống cả ánh trăng. Trăng soi bóng trong chén, lắng vào hồn thi nhân… uống rượu thưởng trăng. + Ngày ngắm hoa, chăm cây, tỉa cành… | 1,0 điểm |
Câu 10 | - HS tự cảm nhận bằng cảm cảm xúc riêng của mình nhưng cần thể hiện các nét chính về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ. - Tham khảo các ý chính sau: + Lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu, không vướng bận danh lợi. + Mở rộng tâm hồn, giao hòa cùng cảnh vật thôn quê: uống rượu ngắm trăng, hoa; chăm cây cảnh; ngắm chim làm tổ trên cây; cá bơi từng đàn dưới nước,… + Không quan tâm sự đời thấy lòng thanh thản với những thú vui đẹp,… | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích, đánh giá nhân vật Trương Phi qua đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung). | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài: + Giới thiệu tác giả La Quán Trung (tên tác giả, con người, sự nghiệp văn học) và đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” (vị trí, nội dung đoạn trích). + Giới thiệu nhân vật Trương Phi: Là nhân vật chính của đoạn trích. - Thân bài:* Khi nghe tin Quan Công đến + Thái độ: chẳng nói chẳng rằng. + Hành động: mặc áo giáp dẫn nghìn quân lên ải Bắc. → Hành động vội vàng, nóng vội. * Khi gặp Quan Công + Thái độ: mắt trợn tròn, râu hùm vểnh ngược. + Hành động: hò hét như sấm, múa sà mâu tới đâm Quan Công. + Cách xưng hô: Mày – tao, nó, thằng, không coi Quan Công là người bề trên. + Nguyên nhân: vì nghi ngờ Quan Công phản bội. → Là một người nóng nảy nhưng đó là biểu hiện của sự cương trực, kiên quyết. + Buộc tội Quan Công: Sử dụng những lập luận sắc bén, hợp tình hợp lí. • Bỏ anh → Bất nghĩa • Hàng Tào → Bất trung • Được phong hầu tước → Tham lam • Đến đây đánh lừa; đâu có tốt bụng; đến để bắt ta → Bất nhân → Là người ngay thẳng, yêu ghét rõ ràng, trắng đen rạch ròi. * Khi Sái Dương xuất hiện + Suy nghĩ: Nghĩ Quan Công đem quân đến bắt mình. + Hành động: Múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công. + Yêu cầu: Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công. → Thái độ mạnh mẽ, kiên quyết, dứt khoát của con người ngay thẳng. → Việc Sái Dương xuất hiện đẩy mâu thuẫn giữa hai nhân vật Trương Phi - Quan Công lên đến đỉnh điểm. → Sái Dương là nút thắt để Quan Công giải mối hàm oan, Quan Công nhờ đó mà giải được nỗi oan cho mình, Trương Phi cũng thể hiện được khí chất khảng khái của người anh hùng. * Khi Quan Công giết được Sái Dương + Thái độ, hành động: rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công. → Thái độ bao dung, phục thiện đúng lúc. → Trương Phi là con người giàu tình cảm, nóng nảy, thô lỗ nhưng khôn ngoan và biết trọng lẽ phải. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Khắc họa nhân vật qua lời nói và hành động. + Xây dựng những diễn biến tình tiết độc đáo, kịch tính để nhân vật bộc lộ tính cách. + Xây dựng nhân vật theo hướng điển hình hóa, Trương Phi đại diện cho những con người nóng nảy nhưng trọng nghĩa, khẳng khái. + Ngôn ngữ sinh động, cách kể chuyện hấp dẫn. - Kết bài:+ Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Trương Phi. + Bàn luận về tính cách Trương Phi trong đời sống thực tế hiện nay. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |