Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 8)


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ tự do

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

- Nhận biết được nhân vật trữ tình và tình cảm của nhân vật trữ tình gửi gắm.

- Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức và nội dung trong bài thơ trữ tình.

- Hiểu được thông điệp mà bài thơ gửi gắm.

Vận dụng:

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đọc hiểu văn bản thơ.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận.

- Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá.

Thông hiểu:

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ÁO CŨ

Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương kí ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.

Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn
Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim
Áo con có đường khâu tay mẹ vá
Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.

Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới
Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.

Hãy biết thương lấy những manh áo cũ
Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trôi qua...

(Nguồn: Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bảy chữ

B. Thơ tám chữ

C. Thơ lục bát

D. Thơ tự do

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 3. Hình ảnh “áo cũ” thể hiện nội dung gì?

A. Tình cảm, sự trân trọng của người con với chiếc áo mẹ khâu

B. Sự khó khăn, thiếu thốn của mẹ

C. Chiếc áo là kỉ vật duy nhất mẹ để cho con

D. Chiếc áo đã không còn hợp thời nữa

Câu 4. Tại sao tác giả cho rằng “Hãy biết thương lấy những manh áo cũ

A. Vì đó là những kỉ niệm vô giá

B. Vì cần phải tiết kiệm

C. Vì để thương mẹ hơn

D. Vì áo cũ nhưng vẫn dùng tốt

Câu 5. Hình ảnh “Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim” gợi cảm xúc gì của nhà thơ?

A. Thương xót mẹ đã già yếu, mắt kém

B. Thương người mẹ nghèo khổ, phải vá áo cũ cho con

C. Thương xót người mẹ già yếu, không còn cầm được kim khâu

D. Thương người mẹ sống chắt bóp một đời khổ sở

Câu 6. Dòng nào miêu tả đặc điểm hình ảnh chiếc “áo cũ”?

A. Áo con có đường khâu tay mẹ vá

B. Chỉ đứt, sờn màu, bạc hai vai

C. Chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

D. Áo ở với con qua mùa qua tháng

Câu 7. Nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc bằng hình thức nào?

A. Gián tiếp

B. Trực tiếp

C. Cả trực tiếp, gián tiếp

D. Chủ yếu thể hiện qua giọng điệu và âm hưởng thơ

Câu 8. Dòng nào nói lên tình cảm, cảm xúc bao trùm bài thơ?

A. Nhớ thương mẹ, trân trọng tình cảm của mẹ và chiếc áo cũ

B. Sự thủy chung của tác giả với những gì đã qua

C. Thương xót người mẹ cặm cụi may áo dù đã già yếu

D. Tự hào vì có sự yêu thương vô bờ của mẹ

Câu 9. Phân tích hiệu quả của biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu sau:

“Thương áo cũ như là thương kí ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.”

Câu 10. Thông điệp nào trong bài thơ trên có ý nghĩa với anh/ chị?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ sau:

NHÀN

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao.

(Nguyễn Bình Khiêm)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Thơ tự do

0,5 điểm

Câu 2

B. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

A. Tình cảm, sự trân trọng của người con với chiếc áo mẹ khâu

0,5 điểm

Câu 4

C. Vì để thương mẹ hơn

0,5 điểm

Câu 5

A. Thương xót mẹ đã già yếu, mắt kém

0,5 điểm

Câu 6

B. Chỉ đứt, sờn màu, bạc hai vai

0,5 điểm

Câu 7

C. Cả trực tiếp, gián tiếp

0,5 điểm

Câu 8

A. Nhớ thương mẹ, trân trọng tình cảm của mẹ và chiếc áo cũ

0,5 điểm

Câu 9

HS chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:

- Biện pháp tu từ so sánh: thương áo cũ – thương kỉ niệm

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ.

+ Khẳng định giá trị của tấm áo, là vật chứa đựng biết bao kí ức, bao kỉ niệm gắn bó mà tác giả rất yêu thương, trân trọng.

+ Thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho mẹ, cho những gì từng gắn bó.

1,0 điểm

Câu 10

HS nêu thông điệp và lí giải thông điệp ấy:

Sau đây là một gợi ý

- Thông điệp ý nghĩa nhất khi đọc văn bản: Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống Những gì trong năm tháng trôi qua...

- Vì: giá trị của những gì đang hiện hữu trong cuộc sống chúng ta, mọi thứ dù nhỏ bé đều có vai trò, ý nghĩa riêng góp phần làm cho cuộc sống của mỗi người được hoàn thiện. Từ đó, ý thức được bản thân cần trân trọng tất cả những gì xung quanh để sau này khi thời gian trôi qua không phải nuối tiếc bất cứ điều gì.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật bài thơ “Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả và bài thơ “Nhàn”.

+ Giới thiệu nội dung, nghệ thuật bài thơ.

- Thân bài:

+ Giới thiệu chung về bài thơ.

+ Phân tích, đánh giá bài thơ để làm rõ vấn đề của tác giả.

Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Luận điểm 2: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Luận điểm 3: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

Luận điểm 4: Triết lí sống nhàn, vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.

- Kết bài:

+ Khái quát, tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài thơ.

+ Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về bài thơ.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm


Danh mục: Đề thi