Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 1)


ĐỀ 1

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

2

1

2

1

0

1

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

10

20

10

20

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của truyện ngắn.

- Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Hiểu được nội dung của truyện ngắn.

- Hiểu được thông điệp của truyện ngắn

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện.

2TN

1TL

2TN

1TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1 TL*





Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

1TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

– Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

– Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo trong muỗi.

An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi, chiếc chõng nan lún xuống và kêu cót két.

– Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

– Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.

Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách… Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối.

Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.

Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.

(Truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam. Nguồn: Văn Học 11, tập 1, trang 153, NXB Giáo dục – 2000)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ nhất số nhiều

C. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ ba

Câu 2. Câu chuyện xảy ra ở thời điểm nào?

A. Quá khứ

B. Hiện tại

C. Tương lai

D. Sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại

Câu 3. Câu nào sau đây sử dụng biện pháp chêm xen?

A. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.

B. An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi, chiếc chõng nan lún xuống và kêu cót két.

C. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này.

D. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi.

Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn

B. Cảnh sinh hoạt của người dân phố huyện

C. Cuộc trò chuyện của chị em Liên và An

D. Cảnh chợ huyện buổi chiều tàn

Câu 5. Anh/ chị có nhận xét gì về vẻ đẹp của các câu văn “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”?

Câu 6. Bức tranh phố huyện được tác giả thắp lên bằng những nguồn sáng nào? Cảm nhận của anh/ chị về các chi tiết miêu tả ánh sáng của những ngọn đèn ở các câu văn in đậm trong đoạn trích.

Câu 7. Anh/ chị có cảm nhận như thế nào về bức tranh chiều tàn của phố huyện?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 2

B. Hiện tại

0,5 điểm

Câu 3

C. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này.

0,5 điểm

Câu 4

A. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn

0,5 điểm

Câu 5

HS nêu cảm nhận về vẻ đẹp của các câu văn đã cho:

- Những câu văn trên hấp dẫn người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, chậm rãi, đậm chất thơ.

- Những câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu uyển chuyển, tinh tế không những giúp người đọc hình dung được cảnh vật êm đềm, tĩnh lặng mà còn khơi gợi cảm xúc yêu mến xen lẫn nỗi buồn man mác trước khung cảnh chiều muộn nơi phố huyện nghèo.

1,0 điểm

Câu 6

HS chỉ ra được các chi tiết ánh sáng và nêu cảm nhận của mình:

- Bức tranh phố huyện được tác giả thắp lên bằng những nguồn sáng là:

+ Bầu trời: đỏ rực như lửa cháy. Ráng chiều, khối sáng này chỉ bừng lên phút chốc rồi sẽ tắt lụi nhanh chóng.

+ Mây: ánh hồng như những hòn than sắp tàn, cụ thể hóa sự lụi tàn nhanh chóng của ráng chiều.

+ Dãy tre làng: đen

+ Đèn: treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, đèn dây sáng xanh trong hiệu khách.

→ Những nguồn sáng báo hiệu một không gian sống tối tăm, mờ mịt đang đến gần.

- Những câu văn in đậm nhà văn đã thắp lên rất nhiều ngọn đèn. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ là thứ ánh sáng yếu ớt (leo lét, sáng xanh) và giam hãm (trong nhà bác phở Mĩ, trong nhà ông Cửu, trong hiệu khách). Ngần ấy nguồn sáng được thắp lên nhưng không đủ để chiếu sáng vùng đất cát phía trước mà chỉ có thể làm cho cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối. Chi tiết đắt giá tô đậm cuộc sống tăm tối, tù hãm của những người dân phố huyện nghèo.

1,0 điểm

Câu 7

HS nêu cảm nhận về bức tranh nơi phố huyện:

- Bức tranh có nhiều âm thanh nhưng không âm thanh nào sôi động, ồn ào, náo nhiệt. Âm thanh không khuấy đảo sự sống mà càng nhấn vào sự vắng lặng, buồn tẻ, tàn lụi của những người dân nghèo quanh phố huyện.

- Ánh sáng leo lắt, tăm tối thể hiện cuộc sống mờ mịt, tù hãm của phố huyện nghèo.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác”. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

- Thân bài:

+ Giải thích:

Sự cảm thông: chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

+ Phân tích:

• Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

• Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

• Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

+ Chứng minh: Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, cảm thông, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình. Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

+ Phản đề: Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,…

→ những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

- Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: câu nói: “Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi