ĐỀ 9
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ | Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ… Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội | Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 9 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ lục bát
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ song thất lục bát
Câu 2: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 3: Ngôn ngữ trong bài thơ có nét đặc sắc như thế nào?
A. Tinh tế, giàu tính liên tưởng
B. Sáng tạo, giàu hình tượng
C. Bình dị, gần gũi với đời thường
D. Giản dị, sống động, hóm hỉnh
Câu 4: Cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử không phải là sắc thái nào sau đây?
A. Khát khao, vô vọng
B. Tuyệt vọng
C. Nhớ thương, vô vọng
D. Hoài nghi
Câu 5: Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
A. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ
B. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ
C. Lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt của nhà thơ
D. Nỗi lòng đầy uẩn khúc của nhà thơ
Câu 6: Từ “kịp” trong hai dòng thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay?” gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư tác giả?
A. Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương
B. Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương
C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian
D. Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương
Câu 7: Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho:
A. Cảnh bình minh thêm đẹp
B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng tươi mới, chan hòa của nắng
C. Không gian thêm rực rỡ
D. Không gian như mở rộng đến vô cùng vô tận
Câu 8: Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Gió theo lối gió mây đường mây”?
A. Thể hiện nỗi xót xa, sự chia lìa, ngăn cách trong lòng nhà thơ
B. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, xao xuyến trước cảnh đẹp
C. Thể hiện sự thương cảm của nhà thơ trước cảnh đẹp
D. Thể hiện tâm trạng chạnh lòng, u sầu của nhà thơ
Câu 9: Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu.
Câu 10: Nêu ấn tượng của anh/chị về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Phần 2: Viết (4,0 điểm)Từ đoạn trích được học “Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây”, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | C. Thơ bảy chữ | 0,5 điểm |
Câu 2 | D. Biểu cảm | 0,5 điểm |
Câu 3 | A. Tinh tế, giàu tính liên tưởng | 0,5 điểm |
Câu 4 | A. Khát khao, vô vọng | 0,5 điểm |
Câu 5 | B. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ | 0,5 điểm |
Câu 6 | C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian | 0,5 điểm |
Câu 7 | B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng tươi mới, chan hòa của nắng | 0,5 điểm |
Câu 8 | A. Thể hiện nỗi xót xa, sự chia lìa, ngăn cách trong lòng nhà thơ | 0,5 điểm |
Câu 9 | Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu: + Nhà thơ đã thể hiện tình yêu tha thiết đối với mảnh đất và người xứ Huế. + Nhà thơ đã gắn bó sâu sắc đối với mảnh đất và người xứ Huế. | 1 điểm |
Câu 10 | Ấn tượng về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”: Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí giải hợp lí, thuyết phục. - Một vài gợi ý về câu trả lời: + Ấn tượng về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ. + Ấn tượng sâu sắc về mỗi khổ thơ. | 1 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnSức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống | 0,25 điểm | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmHọc sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của ý chí trong cuộc sống - Giải thích: “Ý chí” là tinh thần, khả năng, năng lực vượt qua thử thách để thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mình + Có ý chí, con người sẽ vượt qua được thử thách, mạnh mẽ đứng lên sau thất bại - Biểu hiện: + Luôn có tinh thần vượt khó khăn + Sống có mục tiêu, ước mơ, hoài bão, nỗ lực thực hiện ước mơ đó + Luôn chăm chỉ, siêng năng, cần cù trong mọi công việc + Có kế hoạch rõ ràng, luôn trau dồi học hỏi - Ý nghĩa: + Là nhân tố quyết định thành công của một người + Giúp họ sống tích cực và đúng đắn, không sa ngã vào tệ nạn - Dẫn chứng: + Đăm Săn, Thầy Nguyễn Ngọc Ký,... + Hồ Chí Minh: Vượt qua đại dương, đi hơn 30 nước tìm đường giải phóng dân tộc - Phản đề: + Có một số bộ phận sống không ý chí, mục tiêu, hoài bão + Sống buông thả, sa vào tệ nạn xã hội - Bài học về rèn luyện ý chí | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng bày tỏ một cách thuyết phục. | 0,5 điểm |