ĐỀ 5
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ | Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình và tình cảm của nhân vật trữ tình gửi gắm. - Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức và nội dung trong bài thơ trữ tình. - Hiểu được thông điệp mà bài thơ gửi gắm. Vận dụng: - Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đọc hiểu văn bản thơ. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận. - Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá. Thông hiểu: - Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 5 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TƯƠNG TƯ
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Nguyễn Bính)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là:
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”?
A. Nhân hóa
B. Hoán dụ
C. Ẩn dụ
D. So sánh
Câu 3. Dòng nào chỉ thành ngữ được sử dụng trong bài thơ “Tương tư”?
A. Hoa khuê các – bướm giang hồ
B. Hàng cau liên phòng
C. Ngày qua ngày lại qua ngày
D. Chín nhớ mười mong
Câu 4. Cách nói vừa đề cao người con gái, vừa hạ thấp mình của người con trai thể hiện trong câu thơ nào?
A. Một người chín nhớ mười mong một người
B. Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau
C. Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
D. Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Câu 5. Cảm xúc nào bao trùm và kết nối các phần của bài thơ?
A. Nhân vật trữ tình trách móc sao nàng không sang chơi
B. Tình yêu đôi lứa thiết tha
C. Sự mong chờ được gặp người con gái mình yêu của nhân vật trữ tình
D. Nỗi nhớ nhung không nguôi của nhân vật trữ tình chàng trai
Câu 6. Chàng trai đã mượn hình ảnh nào để bày tỏ tình cảm của mình với người con gái?
A. Thôn Đông – Thôn Đoài
B. Gió mưa
C. Đò
D. Trầu cau
Câu 7. Nội dung chính của khổ thơ thứ ba là gì?
A. Nỗi khát khao tình yêu hạnh phúc của lứa đôi
B. Sự vui mừng khi tình yêu được đáp trả
C. Sự mong ngóng về người mình yêu
D. Sự lo âu, buồn bã không biết bày tỏ cùng ai
Câu 8. Dòng thơ nào thể hiện nỗi băn khoăn, hờn dỗi của nhân vật trữ tình?
A. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
B. Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
C. Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
D. Bảo rằng cách trở đò ngang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Câu 9. Biện pháp tu từ được sử dụng trong 6 câu thơ tiếp theo từ “Bảo rằng cách trở đò giang...” đến “Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?” là gì? Từ “xa xôi” ở đây có ý nghĩa gì?
Câu 10. Những yếu tố nào trong bài thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính?
Phần II. Viết (4,0 điểm)Anh/ chị hãy phân tích, đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sớm mai, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Vội vàng – Xuân Diệu)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | C. Biểu cảm | 0,5 điểm |
Câu 2 | B. Hoán dụ | 0,5 điểm |
Câu 3 | D. Chín nhớ mười mong | 0,5 điểm |
Câu 4 | B. Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau | 0,5 điểm |
Câu 5 | D. Nỗi nhớ nhung không nguôi của nhân vật trữ tình chàng trai | 0,5 điểm |
Câu 6 | D. Trầu cau | 0,5 điểm |
Câu 7 | A. Nỗi khát khao tình yêu hạnh phúc của lứa đôi | 0,5 điểm |
Câu 8 | B. Hai thôn chung lại một làng Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? | 0,5 điểm |
Câu 9 | - Biện pháp tu từ được sử dụng trong 6 câu thơ tiếp theo là: điệp từ. Biện pháp điệp làm cho tình và cảnh quyện vào với nhau. - Từ “xa xôi” ở đây có ý nghĩa là: khoảng cách gần nhau chỉ là bên này, bên ấy, nhưng tình cảm lại xa xôi, trách móc. | 1,0 điểm |
Câu 10 | Những yếu tố trong bài thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính là: - Nội dung: Tâm trạng tương tư - đề tài quen thuộc xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca. - Hình thức: Thể thơ lục bát; địa danh, nghệ thuật hoán dụ, thành ngữ, cách nói vòng, giọng điệu tâm tình ngọt ngào thường thấy trong ca dao… | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích, đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình qua đoạn thơ trích trong bài “Vội vàng” – Xuân Diệu. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài: + Giới thiệu tác giả Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng”. + Khái quát nội dung chính của đoạn trích. - Thân bài:+ Giới thiệu chung về đoạn thơ. + Phân tích, đánh giá đoạn thơ để làm rõ tâm trạng, tình cảm của tác giả: Tình yêu cuộc sống thiết tha và say đắm của tác giả. • Mở đầu bài thơ tác giả đã sử dụng thể thơ ngũ ngôn, ngắn gọn súc tích nhưng lại thể hiện được niềm ước muốn kì lạ, táo bạo, liều lĩnh của mình: “tắt nắng”, “buộc gió”. • Mục đích: Giữ lại sắc màu cho đừng “nhat” phai, giữ lại mùi hương để đừng “bay đi”. • Tác giả muốn ngự trị thiên nhiên, muốn tước đoạt quyền của tạo hóa để thiên nhiên và thời gian không thay đổi. Nhưng thực chất, sở dĩ Xuân Diệu có khát vọng kì lạ đó bởi dưới con mắt của thi sĩ, mùa xuân đầy sức hấp dẫn, đầy sự quyến rũ. Ông sợ thời gian sẽ chảy trôi, ông muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống và bất tử hóa cái đẹp của mùa xuân. • Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng. Điệp ngữ: “Tôi muốn” được trở đi trở lại 2 lần gợi một cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết. • Thiên nhiên hiện lên rất đẹp, đầy hương vị và màu sắc. Với “đồng nội xanh rì”, “cành tơ phơ phất”, “ong bướm”. • Âm thanh sống động, vui tươi: khúc tình si của yến anh • Ánh sáng tươi đẹp, giàu sức sống “chớp hàng mi” • Sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ “này đây” để diễn tả thiên nhiên phong phú, sự sống tràn đầy. • Bình minh được xem là bắt đầu của sự sống, “thần Vui hằng gõ cửa” • Tháng Giêng được miêu tả “ngon như một cặp môi gần”. Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ngon”, giúp người đọc dễ hình dung về vẻ đẹp của thiên nhiên. Hình ảnh chiếc môi hiện lên quyến rũ, như là của giai nhân, trinh nữ. Đây là câu thơ độc đáo, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu. Đọc thơ, độc giả sẽ hình dung ra sự tươi mới, đa sắc màu, âm thanh của thiên nhiên cảnh vật. • Tác giả rất tha thiết với thiên nhiên dù cho còn trẻ, còn nhiều thời gian nhưng vẫn luyến tiếc sự trôi chảy không ngừng. “Sung sướng nhưng vội vàng một nửa”, “không chờ nắng hạ mới hoài xuân” - Kết bài:+ Khái quát, tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của đoạn thơ. + Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về đoạn thơ. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |