Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 3)


ĐỀ 3

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản

nghị luận

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

10

20

10

20

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, quan điểm của người viết.

- Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Vận dụng:

- Tác động của văn bản với bản thân.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận.

- Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá.

Thông hiểu:

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Con người không bao giờ thỏa mãn. Có lẽ bạn không hề thấy lạ lẫm với nhận định này về bản chất đòi hỏi không bao giờ dứt của chúng ta. Thật vậy, khi đang khát, bạn sẽ thấy vô cùng hạnh phúc và biết ơn nếu ai đó mang cho bạn một cốc nước. Tuy nhiên, một khi đã có một cốc nước, bạn lại muốn có nước lạnh, rồi lại muốn một bình nước thay vì một cốc… Nhưng thử ngẫm lại xem, cảm giác sung sướng khi có được một cốc nước lúc đang khát khô có phải hơn nhiều cảm giác thỏa mãn khi được đưa thêm cốc nước lạnh hay không?

Ví dụ này nói lên, bạn nên biết cảm kích khi được giúp đỡ chứ không phải đòi hỏi. Bạn có thể nuôi dưỡng sự nhớ ơn của mình bằng chính việc thay đổi thời điểm bạn cảm thấy biết ơn. Thời điểm bạn cảm thấy biết ơn càng nhiều thì bạn sẽ tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống của chính mình nhiều hơn.

Lòng biết ơn sẽ tạo nên một nguồn năng lượng lớn hơn cho tinh thần và cơ thể bạn, tạo ra tâm trạng tích cực, lạc quan, giúp bạn ngủ ngon hơn và kết nối sâu sắc hơn với những người khác.

[…]

Nhìn thấy tích cực trong cái tiêu cực

Cuộc sống mang cho chúng ta những lựa chọn, cơ hội và cả những khó khăn. Khi mọi thứ không xảy ra theo cách bạn muốn, hãy cố gắng tập trung vào những gì đã đi đúng hướng thay vì tập trung vào những gì đã đi sai. Nếu xe của bạn bị tai nạn và hư hỏng, bạn có thể cảm thấy biết ơn là bạn đã không bị thương. Tập trung vào những điều tích cực không có nghĩa là bạn bỏ qua vấn đề cần giải quyết mà đó là khi bạn đang bồi dưỡng lòng trắc ẩn cho chính mình. Một tâm trí thông tuệ là một tâm trí luôn cảm thấy biết ơn đối với những điều tốt đẹp và những điều chưa tốt đẹp. Những đau đớn khi nghĩ về các khiếm khuyết sẽ phai nhạt dần khi bạn tạo ra một trăm suy nghĩ biết ơn về nó. Hãy thử tìm cái tốt trong những điều bạn không mong muốn trong cuộc sống của bạn ngay từ ngày hôm nay.

Biết ơn những người cần sự giúp đỡ của bạn

Hãy nói lời cảm ơn với những người cần sự giúp đỡ của bạn. Bằng việc chấp nhận sự giúp đỡ của bạn, họ đã nâng cao lòng tự trọng của bạn và giúp bạn thể hiện được đức hạnh của mình. Giúp đỡ người khác còn có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất và cảm xúc của chính mình.

Hãy nhớ tới những người thân yêu của bạn hai lần bằng sự biết ơn. Điều này sẽ giúp bạn gửi năng lượng yêu thương theo cách của bạn và cũng là một cách để bạn cảm nhận được tình yêu. Cả hai điều này đều vô cùng có ý nghĩa và mang lại cho bạn niềm vui to lớn trong cuộc sống.

[…]

Hãy biết ơn không chỉ quá khứ và hiện tại mà còn nên biết ơn những gì nằm ở tương lai. Lòng biết ơn đối với tương lai sẽ giúp bạn bớt sợ hãi về những gì có thể đến và mở đường cho niềm vui mà bạn có thể tận hưởng trong cuộc sống.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Dòng nào nói về đặc điểm hình thức của văn bản trên?

A. Tách thành các luận điểm độc lập, có tiêu đề in đậm

B. Có lời giới thiệu cho từng luận điểm

C. Các luận điểm triển khai linh hoạt

D. Các luận điểm triển khai theo quan hệ nhân quả

Câu 3. Câu “Khi mọi thứ không xảy ra theo cách bạn muốn, hãy cố gắng tập trung vào những gì đã đi đúng hướng thay vì tập trung vào những gì đã đi sai” nhằm mục đích gì?

A. Là câu chứa luận điểm, sẽ triển khai trong văn bản

B. Là lí lẽ, nhằm làm sáng tỏ nhìn thấy cái tích cực trong cái tiêu cực

C. Là lí lẽ khẳng định sự cần thiết của cái nhìn tích cực

D. Là dẫn chứng gián tiếp để làm sáng tỏ luận điểm nhìn thấy cái tích cực trong cái tiêu cực

Câu 4. Dòng nào không nói lên điều ta cần làm để thể hiện sự biết ơn?

A. Hãy nói lời cảm ơn với những người cần sự giúp đỡ của bạn

B. Hãy nhớ tới những người thân yêu của bạn hai lần bằng sự biết ơn

C. Hãy biết ơn không chỉ quá khứ và hiện tại mà còn nên biết ơn những gì nằm ở tương lai

D. Hãy mua tặng họ những món quà cảm ơn

Câu 5. Tại sao tác giả cho rằng: “Lòng biết ơn sẽ tạo nên một nguồn năng lượng lớn hơn cho tinh thần và cơ thể bạn, tạo ra tâm trạng tích cực, lạc quan, giúp bạn ngủ ngon hơn và kết nối sâu sắc hơn với những người khác.”?

Câu 6. Theo tác giả vì sao cần phải: “nói lời cảm ơn với những người cần sự giúp đỡ của bạn”?

Câu 7. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “Lòng biết ơn đối với tương lai sẽ giúp bạn bớt sợ hãi về những gì có thể đến và mở đường cho niềm vui mà bạn có thể tận hưởng trong cuộc sống” không? Vì sao?

Câu 8. Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một bài văn phân tích, đánh giá những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm truyện ngắn đã học, đã đọc

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

A. Tách thành các luận điểm độc lập, có tiêu đề in đậm

0,5 điểm

Câu 3

B. Là lí lẽ, nhằm làm sáng tỏ nhìn thấy cái tích cực trong cái tiêu cực

0,5 điểm

Câu 4

D. Hãy mua tặng họ những món quà cảm ơn

0,5 điểm

Câu 5

HS giải thích tác giả cho rằng: “Lòng biết ơn sẽ tạo nên một nguồn năng lượng lớn hơn cho tinh thần và cơ thể bạn, tạo ra tâm trạng tích cực, lạc quan, giúp bạn ngủ ngon hơn và kết nối sâu sắc hơn với những người khác.” vì:

Lòng biết ơn là nét đẹp của văn hóa ứng xử. Xuất phát từ điều này, mỗi chúng ta luôn nhìn vào những điều tốt đẹp, tích cực; từ đó lòng biết ơn sẽ tạo nên nguồn năng lượng khiến ta sống lạc quan, yêu đời.

1,0 điểm

Câu 6

HS giải thích tác giả cho rằng cần phải: “nói lời cảm ơn với những người cần sự giúp đỡ của bạn” vì:

Bằng việc chấp nhận sự giúp đỡ của bạn, họ đã nâng cao lòng tự trọng của bạn và giúp bạn thể hiện được đức hạnh của mình. Giúp đỡ người khác còn có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất và cảm xúc của chính mình.

0,5 điểm

Câu 7

HS đưa ra quan điểm của mình và giải thích hợp lí. Gợi ý:

- Chúng ta phải biết ơn khi nghĩ về tương lai vì khi nghĩ về tương lai với những điều tốt đẹp, bản thân chúng ta sẽ có động lực sống trong hiện tại, có động lực để phấn đấu để đạt được những gì đang khao khát và mơ ước; cả khi nghĩ về những điều bất ổn, bản thân chúng ta tự biết sẽ “sống như hôm nay là ngày cuối cùng”, sống thật ý nghĩa, sống không sợ hãi.

- Chính điều này sẽ làm con người trở nên lạc quan do đó “mở đường cho niềm vui” để chúng ta tận hưởng trong cuộc sống.

1,0 điểm

Câu 8

HS lựa chọn bài học có ý nghĩa với mình và lí giải:

- Hãy bày tỏ lòng biết ơn

- Biết nói cảm ơn

- Có cái nhìn tích cực

- ...

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật một tác phẩm truyện ngắn đã đọc, đã học.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả và tác phẩm truyện.

+ Giới thiệu nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn.

- Thân bài:

+ Giới thiệu chung về truyện ngắn:

• Tình huống truyện

• Cốt truyện

• Nhân vật

• Diễn biến

+ Phân tích, đánh giá truyện ngắn để làm rõ vấn đề của tác giả.

- Kết bài:

+ Khái quát, tổng hợp lại nội dung và hình thức của tác phẩm truyện.

+ Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về tác phẩm truyện.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi