Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 9)


ĐỀ 9

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản

nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, quan điểm của người viết.

- Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Vận dụng:

- Tác động của văn bản với bản thân.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1 TL*





Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bạn sẽ làm gì giúp xây dựng một thế giới mới tốt đẹp hơn? Đừng kết tội các nhà chính trị. Đừng kết tội những người xung quanh bạn. Đừng kết tội cha mẹ bạn hoặc môi trường xung quanh. Làm như vậy nghĩa là bạn đang đóng vai trò một nạn nhân. Nhưng thế giới này có quá nhiều người đóng vai ấy trong khi lẽ ra họ vẫn góp công góp sức, tài năng của mình và tạo ra khác biệt to lớn. Mẹ Teresa nói một câu mà mà tôi chưa thấy người nào nói hay hơn: “Nếu mỗi người chúng ta chỉ cần quét sạch trước cửa nhà mình thì thế giới sẽ trở nên sạch sẽ”.

Kết tội người khác là tự bào chữa cho mình. Tự nhủ rằng mình - một thành phần của xã hội - không thể gây ảnh hưởng gì đồng nghĩa với việc chối bỏ quyền lực của bản thân. Sau trận bão lịch sử, có hai em sinh viên đại học đóng góp sức mình để dọn dẹp và sửa chữa một xe buýt đưa rước học sinh, rồi lái xe đến khu vực bị tàn phá nơi mà ai cũng bảo rằng không thể đi qua được. Một người đàn ông nhỏ bé tên Mahatma Gandhi đã giải phóng toàn bộ một quốc gia. Một phụ nữ có tên là Rosa Parks đã thắp sáng phong trào đấu tranh đòi quyền công dân khi từ chối ngồi hàng ghế cuối trên xe buýt. Những con người bình thường thực sự vẫn có thể làm những điều phi thường. Tôi thích câu nói của Anita Roddick, nhà văn sáng lập Body shop: “Nếu bạn nghĩ rằng mình quá nhỏ bé để đến nỗi không thể gây ảnh hưởng gì, cứ thử đi ngủ ngay lúc có con muỗi ở trong phòng mà xem”.

Điều gì bạn không thích về cuộc sống, về nơi mình đang làm việc, hoặc về đất nước mình đang sống? Hãy lập danh sách. Viết nó ra. Đọc lớn lên. Rồi hãy thực hiện điều gì đó để cải thiện nó. Bất kể điều gì, dù nhỏ hay lớn, cứ việc bắt tay thực hiện. Khi bạn thể hiện quyền lựa chọn của mình, quyền đó sẽ lớn mạnh thêm. Và khi làm việc trong môi trường mà tầm ảnh hưởng của bạn khiến nó tốt đẹp lên, tầm ảnh hưởng đó sẽ lan xa. Vậy hãy thực thi tốt phần việc của mình. Hôm nay. Ngay bây giờ. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn vì điều đó.

(Trích “Điều vĩ đại đời thường”, Robin Sharma. NXB trẻ)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 2. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản nghị luận vì bàn về một vấn đề cụ thể

B. Văn bản nghị luận vì dùng ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng để bàn về vấn đề xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

C. Văn bản nghị luận vì có ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng

D. Cả ý A và B

Câu 3. Dòng nào thể hiện chủ đề của văn bản?

A. Bạn sẽ làm gì giúp xây dựng một thế giới mới tốt đẹp hơn

B. Kết tội người khác là tự bào chữa cho mình

C. Khi bạn thể hiện quyền lựa chọn của mình, quyền đó sẽ lớn mạnh thêm

D. Hãy thực thi tốt phần việc của mình

Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm của kiểu người đóng vai nạn nhân?

A. Thường xuyên kết tội người khác

B. Im lặng và không lên tiếng trước lỗi lầm của mình

C. Đổ lỗi cho môi trường xung quanh

D. Không đóng góp công sức và tài năng để tạo ra sự khác biệt và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Câu 5. Vì sao tác giả cho rằng người đóng vai nạn nhân đang chối bỏ quyền lực của mình?

A. Vì họ nghĩ mình nhỏ bé, không gây ảnh hưởng gì và từ chối hành động để thay đổi thế giới

B. Vì họ là những người bình thường không thể làm những điều phi thường

C. Vì họ là những người yếu ớt, cần sự giúp đỡ và cảm thông từ người khác

D. Vì khi họ kết tội người khác cũng là đang chữa lành bản thân mình

Câu 6. Dẫn chứng về hai em sinh viên đại học và người đàn ông nhỏ bé tên Mahatma nhằm làm sáng tỏ điều gì?

A. Những con người bình thường thực sự vẫn có thể làm những điều phi thường

B. Kết tội người khác là để tự bào chữa cho chính mình

C. Ai cũng có thể thay đổi thế giới

D. Hãy thực thi tốt phần việc của mình

Câu 7. Câu “Đừng kết tội các nhà chính trị. Đừng kết tội những người xung quanh bạn. Đừng kết tội cha mẹ bạn hoặc môi trường xung quanh” nhằm mục đích gì?

A. Là câu chứa luận điểm, triển khai ở đầu văn bản

B. Là lí lẽ nhằm biểu hiện người đóng vai nạn nhân

C. Là lí lẽ nhằm làm phủ định những hành động không thể xây dựng thế giới

D. Là dẫn chứng gián tiếp để thể hiện đặc điểm người đóng vai nạn nhân

Câu 8. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong các câu “Đừng kết tội các nhà chính trị. Đừng kết tội những người xung quanh bạn. Đừng kết tội cha mẹ bạn hoặc môi trường xung quanh”?

A. Liệt kê

B. Điệp ngữ

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 9. Việc trích dẫn câu nói của mẹ Teresa và Anita Roddick trong đoạn trích có tác dụng gì?

Câu 10. Anh/ chị có cho rằng: Nếu muốn con người có thể tự mình thoát khỏi tình trạng “đóng vai trò một nạn nhân” và “thực thi tốt phần việc của mình” hay không? Vì sao?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một bài luận thuyết phục mọi người xung quanh từ bỏ thái độ kì thị.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

D. Cả ý A và B

0,5 điểm

Câu 3

A. Bạn sẽ làm gì giúp xây dựng một thế giới mới tốt đẹp hơn

0,5 điểm

Câu 4

B. Im lặng và không lên tiếng trước lỗi lầm của mình

0,5 điểm

Câu 5

A. Vì họ nghĩ mình nhỏ bé, không gây ảnh hưởng gì và từ chối hành động để thay đổi thế giới

0,5 điểm

Câu 6

A. Những con người bình thường thực sự vẫn có thể làm những điều phi thường

0,5 điểm

Câu 7

D. Là dẫn chứng gián tiếp để thể hiện đặc điểm người đóng vai nạn nhân

0,5 điểm

Câu 8

B. Điệp ngữ

0,5 điểm

Câu 9

HS nêu tác dụng của việc trích dẫn câu nói của mẹ Teresa và Anita Roddick trong đoạn trích:

- Làm sáng tỏ và nhấn mạnh chủ đề của đoạn trích: Những sự việc và con người nhỏ bé đều có thể ảnh hưởng và làm thay đổi thế giới xung quanh.

- Làm cho lập luận thuyết phục và hấp dẫn hơn.

1,0 điểm

Câu 10

Học sinh nêu rõ quan điểm của bản thân: đồng ý / không đồng ý / vừa đồng ý vừa không đồng ý.

Lí giải:

- Đồng ý: Khi mong muốn thay đổi nghĩa là con người ý thức được trách nhiệm của mình; đủ khả năng để tự mình tìm ra cách ứng xử và hành động để thay đổi chính mình và thay đổi thế giới.

- Không đồng ý: Mong muốn chủ quan không phải lúc nào cũng biến thành hành động thực tiễn; nếu chỉ dựa vào mong muốn, con người khó có thể tự mình thay đổi, con người cần đến sự định hướng, hỗ trợ từ những người xung quanh.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết phục mọi người cần từ bỏ thái độ kì thị.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục.

- Thân bài:

+ Giải thích vấn đề

+ Nguyên nhân của việc kì thị và phân biệt đối xử

+ Hậu quả của việc kì thị và phân biệt đối xử đối

- Kết bài:

+ Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi