Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 5)


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

- Nhận biết được nhân vật trữ tình và tình cảm của nhân vật trữ tình gửi gắm.

- Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức và nội dung trong bài thơ trữ tình.

- Hiểu được thông điệp mà bài thơ gửi gắm.

Vận dụng:

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đọc hiểu văn bản thơ.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận.

- Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá.

Thông hiểu:

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chúng tôi không mệt đâu

Nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ

Nhiều đổi thay như một thoáng mây

Khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó

Ngậm im lìm một cọng cỏ may…

Những dấu chân lùi lại phía sau

Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ

Yêu mến và mãnh liệt như cỏ

Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

Hơn một điều bất chợt

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…

(Trích trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ 7 chữ

B. Thơ 8 chữ

C. Thơ tự do

D. Thơ lục bát

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 3. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ “Mười tám hai mươi sắc như cỏ / Dày như cỏ / Yêu mến và mãnh liệt như cỏ”?

A. Nhân hóa và so sánh

B. Nhân hóa và điệp từ

C. Ẩn dụ và nhân hóa

D. So sánh và điệp từ

Câu 4. Thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích trên là gì?

A. Thái độ ngợi ca, trân trọng và tình yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời

B. Thái độ tự hào về thế hệ trẻ Việt Nam

C. Thái độ nuối tiếc về khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời

D. Thái độ nhớ thương và tình yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ nhất cuộc đời

Câu 5. Từ “mùa xuân” trong câu thơ “Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên” có ý nghĩa gì?

A. Mùa xuân của đất nước

B. Tuổi trẻ

C. Niềm tin chiến thắng

D. Sức sống mới

Câu 6. Đối tượng trữ tình của nhà thơ trong bài thơ trên là?

A. Cỏ

B. Mùa xuân

C. Quê hương, đất nước

D. Người lính trong những năm kháng chiến chống Mĩ

Câu 7. Câu thơ nào thể hiện thái độ sẵn sằng ra đi không tiếc đời mình của những người linh?

A. Chúng tôi không mệt đâu / Nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

B. Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ

C. Những dấu chân lùi lại phía sau / Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

D. Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình / (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) / Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Câu 8. Dòng nào nói lên tình cảm, cảm xúc bao trùm bài thơ?

A. Buồn đau vì những người lính đã hi sinh tuổi 20

B. Nhớ thương, trân trọng, tự hào ngợi ca người lính dâng hiến tuổi trẻ cho Tổ quốc

C. Tự hào vì đã dâng hiến tuổi trẻ, hi sinh cho Tổ quốc

D. Thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn những người lính đã hi sinh vì Tổ quốc

Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về các câu thơ sau:

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Câu 10. Đoạn thơ gợi lên những vẻ đẹp nào của hình tượng người lính trong những năm chống Mĩ?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một bài văn phân tích, đánh giá tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ sau:

THƯƠNG VỢ

Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!

(Trần Tế Xương)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thơ tự do

0,5 điểm

Câu 2

B. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

D. So sánh và điệp từ

0,5 điểm

Câu 4

A. Thái độ ngợi ca, trân trọng và tình yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời

0,5 điểm

Câu 5

C. Niềm tin chiến thắng

0,5 điểm

Câu 6

D. Người lính trong những năm kháng chiến chống Mĩ

0,5 điểm

Câu 7

D. Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình / (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) / Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

0,5 điểm

Câu 8

B. Nhớ thương, trân trọng, tự hào ngợi ca người lính dâng hiến tuổi trẻ cho Tổ quốc

0,5 điểm

Câu 9

Những tuổi hai mươi”: cách nói về tuổi trẻ nói chung, là khoảng thời gian thanh xuân quý giá chứ không phải nói về năm 20 tuổi một cách cụ thể;

Ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc”: Nếu ai cũng ích kỉ, hẹp hòi, chăm lo cuộc sống của riêng mình, không có trách nhiệm với Tổ quốc thì Tổ quốc sao có thể tồn tại?

- Nội dung câu thơ: Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Tự nguyện, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông đất nước.

1,0 điểm

Câu 10

- Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong những năm chống Mĩ: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích, đánh giá tình cảm của tác giả trong bài “Thương vợ” – Trần Tế Xương.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả và tác phẩm.

+ Giới thiệu khái quát nội dung tác phẩm.

- Thân bài:

+ Giới thiệu khái quát tình cảm của tác giả.

+ Phân tích, đánh giá tình cảm của nhà thơ:

* Việc mưu sinh vất cả của bà Tú

• Việc mưu sinh vất vả của bà Tú được diễn ta trong bốn câu đầu.

• Thời gian (quanh năm), công việc (buôn bán), không gian (ở mom sông): quanh năm bà Tú miệt mài buôn bán vất vả ở mom sông, lo liệu việc mưu sinh cho cả nhà và nuôi lũ con (năm con), lại nuôi luôn cả chồng (với một chồng). Lối nói úp mở vừa hóm hỉnh trong hai câu 1, 2 vừa nhấn mạnh lòng biết ơn pha lẫn sự ăn năn và tỏ ý thương quý bà Tú.

• Câu 3 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, có sử dụng biện pháp đảo ngữ (lặn lội thân cò để diễn tả việc buôn bán vất vả của bà Tú, lặn lội cả những nơi vắng vẻ, nguy hiểm (nơi quãng vắng). Câu 4 tả cảnh bà Tú phải chen chúc trên mặt nước vào những buổi đò đông, eo sèo mua bán thật tất bật, nhọc nhằn.

* Vẻ đẹp của bà Tú

• Bà Tú là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con: Nuôi đủ năm con với một chồng.

• Trong hai câu 5 và 6, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự quên mình của vợ: Một duyên hai nợ âu đành phận, / Năm nắng mười mưa dám quản công.

• Duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con.

• Nắng mưa chỉ sự vất vả, năm, mười là số lượng phiếm chỉ để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo (năm nắng mười mưa), vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

* Thói đời ăn ở bạc

• Trong hai câu 7, 8, giọng thơ như nguyền rủa thói ăn ở bạc bẽo của chính nhà thơ. Nhìn bề ngoài, quả thật ông chẳng những không chia sẻ với nỗi cực nhọc trong việc mưu sinh của gia đình, lại trở thành gánh nặng cho bà Tú, nên có cũng như không. Có vẻ như ông hờ hững, bạc bẽo đối với sự thật đáng chê trách.

• Lời chửi trong hai câu kết là lời Tú Xương rủa mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời” bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân xâu xa khiến bà Tú phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng, tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung.

- Kết bài:

+ Khái quát, tổng hợp lại nội dung và hình thức của bài thơ.

+ Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về bài thơ.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi