ĐỀ 7
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | Nhận biết: - Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. - Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, quan điểm của người viết. - Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản. Vận dụng: - Tác động của văn bản với bản thân. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận. - Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối). - Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1 TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 7 | ĐỀ THI HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
THẠCH LAM CỦA HÀ NỘI BĂM SÁU PHỐ PHƯỜNG
… Ở đây, chỉ xin gợi mở đôi điều về cuốn Hà Nội băm sáu phố phường, như một sự tưởng nhớ, ngõ hầu bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn đặc biệt này: Đặc biệt trong cuộc đời, đặc biệt trong sáng tạo văn chương, cũng như đặc biệt trong số phận những tác phẩm để lại sau khi qua đời. Với tôi, trong Thạch Lam có cả Hà Nội, cũng như trong Hà Nội lại không thể không có Thạch Lam. Ông là đại diện ưu tú của người Hà thành phong nhã, hào hoa. Ông yêu mến và hiểu biết Hà Nội tường tận trong mọi ngõ ngách của đời sống, cả trong không gian lẫn thời gian. Ông không coi thường bất cứ cái gì ở mảnh đất kinh kì này, và không có cái gì mà ông không nhìn theo cách của riêng ông, cách Thạch Lam. Hãy nghe ông biện giải về đất và người chốn văn vật, để thấy rõ ân tình mà Thạch Lam dành cho Hà Nội sâu đắm nhường bao: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu… Ta phải nghe người Pháp nói đến Paris, người ở Paris, mới hiểu được sự yêu quý ấy đến bực nào”.
… Với một lối hành văn nhẹ nhàng, thanh thoát, Thạch Lam đã “bất tử hóa” những cái bình thường, và làm thảng thốt những ai yêu mến Hà Nội. Bởi nhẽ, trong những đoạn văn thanh nhã, nhiều âm vang, ta vẫn nhận ra sự phấp phỏng âu lo của Thạch Lam trước sự đổi thay đã đến nơi mảnh đất kinh kì: “Hà Nội đã thay đổi nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bực như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đã nhường chỗ cho phố gạch thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Thẳng và đứng hàng, đó là biểu hiện của văn minh ( … ) Nhưng đối với người tản bộ đi chơi, lòng thư thả và mải tìm sự đẹp, thì phố xá mới không có gì thú vị. Không có những cái khuất khúc dành cho ta nhiều cái bất ngờ, không có một cây hoa nhô sau bức tường thấp, khiến chúng ta đoán được cả một thửa vườn nhỏ bên trong, ở đấy biết đâu lại không thướt tha một vài thiếu nữ khuê các như xưa”. Lời văn xa ngái như những nốt nhạc trầm buồn khẽ buông đã gợn lên trong ta không ít tiếc xót, ngậm ngùi. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm. Tất nhiên, không vì thế mà triệt tiêu tính bay bổng, ngược lại vẫn lấp lánh cái nhung cái tuyết trong từng con chữ; nhiều đoạn lại thánh thót như thơ, nhưng là những khúc thơ man mác buồn. Cái buồn đáng có và nên có, làm cho con người thêm yêu cuộc sống và biết trân quý những gì đã có, đang có, để rồi gắng công mà lưu giữ, nếu không sẽ mai một dần. Dưới ngòi bút tinh tế, nặng về duy cảm, Thạch Lam dẫn ta vào cái hào hoa, cái phong nhã của người và sản vật Hà thành: “Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon lành và lịch sự. Ở các thôn quê, chút “quà Hà Nội” là của mong đợi, và tỏ được lòng quý hóa của người cho (…) Bao nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi cái vị sành và trang nhã của băm sáu phố phường”. Đây là phở, một trong những thức quà chính tông của Hà Nội, dưới lăng kính Thạch Lam: “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội không phải chỉ riêng ở Hà Nội mới ngon. Đó là thứ quà suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối”. Cũng theo Thạch Lam: “Nếu là gánh phở ngon – cả Hà Nội không có đâu làm nhiều – thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát; thịt mỡ gàu giòn chứ không dai, chanh, ớt, với hành tây đủ cả…”.
Hàng bún ốc trong mắt Thạch Lam cũng đầy thi vị: “Có ai buổi trưa vắng hay buổi chiều, đêm khua, đi qua nhà các cô đào, và các chị em thanh lâu, thấy họ ăn cái quà ấy một cách chăm chú và tha thiết đến thế không? Nước ốc chua làm nhăn các nét mặt tàn phấn và mệt lả, miếng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt và khiến đôi khi rỏ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình”. Giọng văn kín đáo, nhẹ nhàng đi vào lòng người, khơi sâu niềm trắc ẩn với nỗi buồn thoáng vương trên gương mặt các cô gái. Do vậy, mà nhiều người bảo văn Thạch Lam giàu chất thơ.
“Một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói, ô lên Hà Nội, đã phải ứng khẩu đọc hai câu thơ như thế này, khi ngửi thấy mùi khói chả:
Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long
Bún chả là đây có phải không?
Mà cảm hứng thế là chí phải. Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm, thì ngài dễ thành thi sĩ lắm. Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài, và tiếng quạt khẽ đật như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều cái quyến rũ đáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng”. Thật thú vị khi gặp được đoạn văn dí dỏm mà tinh tế đến thế ở Thạch Lam. Hình như lúc này con người ẩm giả đã nhường chỗ cho con người nghệ sĩ, là dịp để ngòi bút Thạch Lam tha hồ tung tẩy. Và khi cơn gió heo may dợm bước ngoài ngõ phố cũng là lúc tiết trời Hà Nội chuyển dần vào thu, trong ta lại hanh hao nỗi nhớ một thức quà thanh nhã và tinh khiết của mùa thu: Cốm. “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Thật tinh tế và mơ màng! Cứ thế Thạch Lam lần lượt điểm qua tất cả những thức quà hiện thời của đất Thăng Long văn vật. Từ bún chả, bánh cuốn Thanh Trì, ngô bung, xôi cho đến phở, bún ốc, bún bung, bánh cốm, bánh khảo, kẹo lạc, chè chén, bánh đậu, cốm… Từ những biển hàng, người ta viết chữ Tây, những chốn ăn chơi, các hiệu cao lâu khách cho đến hàng nước cô Dần, bà cụ bán xôi, chợ mát ban đêm… Tất cả. Hữu danh và vô danh. Mọi vật đều bóng lên ánh thơ dưới cái nhìn của Thạch Lam. Rồi tiếng rao đêm trên đường phố Hà Nội từng ám ảnh Thạch Lam thuở nào: “Đêm khuya nữa… Ở các con đường vắng, một bóng người lủi thủi đi, một chấm lửa nhỏ lung lay theo từng bước. Chậm chạp và thong thả, bác hàng quà đi nhẹ như chân ma, thỉnh thoảng cất lên một tiếng rao khe khẽ, ngắn và chóng chìm vào quãng tối. Giầy giò, giầy giò…Tiếng rao buồn thảm, yếu ớt và uể oải như hàm một mối thất vọng không cùng. Cái đời tối tăm ấy ở những các đường phố xa, hẻo lánh như không còn mong mỏi chút gì. Cả cái thức quà của bác ta cũng vậy: mấy khoanh giò nguội, mấy chiếc bánh giò chưa ăn lạnh như sương trên mồ người chết. Cho nên bác cứ đi như thế, lẩn lứt ở các ngõ tối đêm khuya, chả mong bán được cũng chả mong ế, lặng lẽ và chán nản như một linh hồn có tội…”. Đó là tiếng rao bốn nghìn năm. Và có lẽ còn lâu nữa về sau, hình ảnh bác bán hàng lủi thủi đi trong đêm của Thạch Lam vẫn mãi là một ám ảnh thân thương, dễ động lòng người Việt. Bởi nó lặn sâu trong kí ức cộng đồng như một cảnh tượng của quê hương Việt Nam ngàn đời tảo tần, lam lũ. Văn Thạch Lam đượm một nỗi buồn sang trọng.
Với Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam trở thành nhà chép sử đặc biệt của Hà Nội văn vật. Nhưng đó không phải là lịch sử hưng phế của các vương triều, cũng không phải là một cuốn sách chuyên môn bàn về ẩm thực, mà đó là lịch sử “cuộc sinh hoạt hằng ngày của dân thành thị, với tất cả những phong tục, tập quán, với tất cả những nhân vật kì khôi, với tất cả những cái vui, cái buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ trong xó tối, không tên, không tuổi, không tiếng tăm lưu lại cho đời”. Xét về phương diện này, Thạch Lam xứng đáng là một nhà phong tục học xuất sắc, đã làm rung động trái tim bao người, bằng một thứ ngôn ngữ dung hòa giữa văn xuôi và thơ, giữa hiện thực và lãng mạn; và sau hết là say sưa vì cảm giác về cái cao đẹp. Đồng thời, qua đó cũng cho chúng ta thấy được tình yêu vô bờ bến của Thạch Lam đối với cảnh sắc Hà thành.
(Trịnh Chu)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Văn bản truyện, kể về một địa danh
B. Văn bản nghị luận xã hội, bàn về cách đánh giá một tác phẩm văn học
C. Văn bản nghị luận văn học, đánh giá một khía cạnh thuộc tác phẩm truyện
D. Văn bản kí, ghi lại hành trình nhận thức của tác giả
Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng: “Trong Thạch Lam có cả Hà Nội, cũng như trong Hà Nội lại không thể không có Thạch Lam”?
A. Vì Thạch Lam được sinh ra ở Hà Nội
B. Vì Thạch Lam học tập và sinh sống tại Hà Nội
C. Vì Thạch Lam xa Hà Nội đã lâu và rất nhớ thương Hà Nội
D. Vì Thạch Lam yêu mến và hiểu biết Hà Nội tường tận trong mọi ngõ ngách của đời sống, cả trong không gian lẫn thời gian
Câu 3. Lí do nào khiến nhiều người bảo văn Thạch Lam giàu chất thơ?
A. Vì Thạch Lam vừa làm thơ vừa viết văn rất hay
B. Vì giọng văn kín đáo, nhẹ nhàng đi vào lòng người, khơi sâu niềm trắc ẩn
C. Vì truyện ngắn của Thạch Lam có ngôn ngữ gần gũi với thơ ca
D. Vì Thạch Lam kể truyện bằng thơ
Câu 4. Dẫn chứng: “Hà Nội đã thay đổi nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bực như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đã nhường chỗ cho phố gạch thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Thẳng và đứng hàng, đó là biểu hiện của văn minh” để làm sáng tỏ luận điểm nào sau đây?
A. Truyện ngắn Thạch Lam giàu chất thơ
B. Những món ngon Hà Nội
C. Những con người nhỏ bé, tối tăm ở Hà Nội
D. Sự phấp phỏng âu lo của Thạch Lam trước sự đổi thay đã đến nơi mảnh đất kinh kì
Câu 5. “Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm. Tất nhiên, không vì thế mà triệt tiêu tính bay bổng, ngược lại vẫn lấp lánh cái nhung cái tuyết trong từng con chữ; nhiều đoạn lại thánh thót như thơ, nhưng là những khúc thơ man mác buồn” là:
A. Câu chứa luận điểm
B. Lí lẽ
C. Dẫn chứng
D. Nêu luận đề
Câu 6. Đâu không phải là thức quà của Hà Nội được đề cập trong văn bản?
A. Cơm tấm
B. Cốm
C. Bún chả
D. Phở
Câu 7. Mục đích của văn bản “Thạch Lam của Hà Nội băm sáu phố phường” là gì?
A. Những nét đẹp của Hà Nội qua ngòi bút của Thạch Lam
B. Tình yêu vô bờ bến của Thạch Lam với cảnh sắc Hà thành
C. Giới thiệu tiểu sử nhà văn Thạch Lam
D. Ý A và B
Câu 8. Tác giả của 2 câu thơ “Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long/ Bún chả là đây có phải không?” là ai?
A. Thạch Lam
B. Một ông đồ
C. Cô bán bún chả
D. Người dân Hà Nội
Câu 9. Anh/ chị hiểu câu nói sau như thế nào: “Cái buồn đáng có và nên có, làm cho con người thêm yêu cuộc sống và biết trân quý những gì đã có, đang có, để rồi gắng công mà lưu giữ, nếu không sẽ mai một dần”?
Câu 10. Qua ngòi bút của Thạch Lam và văn bản “Thạch Lam trong Hà Nội băm sáu phố phường” anh/ chị ấn tượng nhất với nét đẹp nào của Hà Thành? Vì sao?
Phần II. Viết (4,0 điểm)Một người bạn của em luôn luôn tin tưởng và hành động theo phương châm “Im lặng là vàng”. Hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục người bạn đó cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | C. Văn bản nghị luận văn học, đánh giá một khía cạnh thuộc tác phẩm truyện | 0,5 điểm |
Câu 2 | D. Vì Thạch Lam yêu mến và hiểu biết Hà Nội tường tận trong mọi ngõ ngách của đời sống, cả trong không gian lẫn thời gian | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. Vì giọng văn kín đáo, nhẹ nhàng đi vào lòng người, khơi sâu niềm trắc ẩn | 0,5 điểm |
Câu 4 | D. Sự phấp phỏng âu lo của Thạch Lam trước sự đổi thay đã đến nơi mảnh đất kinh kì | 0,5 điểm |
Câu 5 | B. Lí lẽ | 0,5 điểm |
Câu 6 | A. Cơm tấm | 0,5 điểm |
Câu 7 | D. Ý A và B | 0,5 điểm |
Câu 8 | B. Một ông đồ | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS nêu ý hiểu của mình về câu nói: - Trong cuộc sống, ai cũng có những nỗi buồn và phải vượt qua nó. - Nhờ có nỗi buồn đó, con người rút ra được những chiêm nghiệm về cuộc sống, biết lưu giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. | 1,0 điểm |
Câu 10 | HS đưa ra quan điểm của mình và giải thích hợp lí. | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết phục bạn cần có cái nhìn toàn diện hơn về quan điểm “Im lặng là vàng”. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục. - Thân bài:+ Giải thích thế nào là “im lặng là vàng”: việc im lặng đúng lúc, đúng chỗ sẽ giống như vàng. + Trình bày lí do người bạn đó cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn: • Trở thành con người vô cảm. • Làm quan hệ với người thân, bạn bè trở nên xa cách. + Đề xuất một số giải pháp: • Cần tham gia đóng góp ý kiến khi làm việc trong một tập thể. - Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |