Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 2)


ĐỀ 2

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, nhân vật,…) của truyện ngắn.

- Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, chêm xen,… được sử dụng trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Hiểu được nội dung của truyện ngắn.

- Hiểu được thông điệp của truyện ngắn.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1 TL*





Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

KÉP TƯ BỀN

Các ngài thích xem hát bội, hẳn chẳng ai là không biết tên Kép Tư Bền. Ấy anh ta chỉ nổi tiếng về cái tài bông lơn, lắm lúc ra sân khấu, chẳng cần nói một câu khôi hài nào, nhưng chỉ nhìn một cái điệu bộ cỏn con của anh ta, các khán quan cũng đủ phải ôm bụng mà cười, vỗ tay đôm đốp… Nhưng đã hơn một tháng nay, anh không diễn ở đâu cả. Vì đã hơn một tháng nay, cha anh ta ốm. Đã hơn một tháng nay, lúc nào trong cái gác tối om ở gian nhà ngay đầu ngõ Sầm Công, cái tiếng rền rĩ của ông cụ cũng hòa lẫn với tiếng rầu rĩ của siêu thuốc mà làm anh Tư Bền phải rầu gan nát ruột, chẳng thiết đến sự làm ăn. Bệnh cha anh càng ngày càng nặng, thuốc thang chữa chạy, nào anh có quản ngại gì. Nhưng cái số tiền để dành của một vai kép dần dần cũng đi bài tẩu mã, đến nỗi anh phải đi vay trước của các ông chủ rạp hát ít nhiều.

Một hôm, ông chủ rạp Kịch trường đến nhà anh ta chơi. Sau một vài câu hỏi thăm chiếu lệ, ông ta nghiêm sắc mặt, nhắc đến món nợ:

- Sao? Cái số tiền đó, cậu đã có để trả tôi chưa?

- Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau.

Ông chủ bĩu môi, nói:

- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra tòa đó.

Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dỗ:

Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà đi làm ăn chứ?

- Vâng, tôi định thế...

- Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp tôi vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.

- Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?

- Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.

- Trong nửa tháng! Chà!

Anh Tư Bền nhắc lại ba tiếng đó, nhưng trong anh lẩn vẩn nghĩ ngợi biết bao nhiêu điều: Trong nửa tháng, trong mười lăm hôm trời, mỗi ngày anh phải xa cách cha mấy tiếng đồng hồ để đi học diễn. Cha anh ốm. Trong khi anh vắng nhà, ai trông nom săn sóc thay anh? Nghĩ vậy anh đáp phắt:

- Thôi, xin lỗi ông, tôi bận quá mà!

Rồi anh trỏ vào màn và nói tiếp:

- Cha tôi yếu, tôi phải ở nhà.

[…] Lúc ấy, trong màn có tiếng keng keng của chiếc đũa đập vào bát sứ. Đó là hiệu gọi. Anh Tư Bền lật đật chạy lại gần cha. Giọng khàn khàn của ông cụ sai anh rót chén nước.

[…] Ông cụ cau mặt. Chỉ có anh Tư Bền hiểu. Bởi vì ông cụ chẳng muốn vì mình mà con làm trái lòng người chủ nợ. Ông chủ dỗ dành, nói:

- Cậu cứ giúp tôi đi. Cậu mà nhận lời, thì món tiền ấy, cậu để đến bao giờ cũng được. Còn tiền hoa hồng khi diễn tấn “Ông huyện ba phải” này, cậu cứ lấy cả để thuốc thang cho ông cụ.

Cái sức làm cho anh kép Tư Bền có thể nghĩ đến sự bỏ cha ốm một mình là ở câu nói ấy. Mà cha anh cũng vì câu nói ấy mà nở nang cả lồng xương ngực. Ông cụ cố thở mạnh mấy cái cho khoan khoái trong lòng.

- Cậu nghĩ sao?

- Nhưng nửa tháng trời! Ai trông nom cho cha tôi?

- à, thôi, thế này thì cậu bằng lòng nhé. Cậu cứ ở nhà mà học vở. Đến hôm diễn thử lần cuối, cậu hãy đến rạp cũng được. Vì tôi biết cậu thông minh và có tài hơn người khác. Tội chi, có dịp trổ tài, vả lại để cho thiên hạ nhớ mong lâu cũng không tiện!

Nghe câu nói sau cùng như được ăn miếng bánh thánh, anh Tư Bền có vẻ nghĩ ngợi. Anh nhìn cha. Ông cụ thấy con còn ngần ngừ, thì lộ ra vẻ không bằng lòng. Cụ nhăn mặt, cố cất lên cái tiếng khàn khàn để gắt:

- Nhận lời đi!

Nói xong, lại ho sù sụ.

Anh Tư Bền cảm động, nhìn ông chủ rạp Kịch trường và trả lời.

- Vâng!

Ông chủ vì chờ cái tiếng vâng này mất nhiều công quá, nên sợ nó không được chắc chắn. Đến hôm diễn, mà cha anh Tư Bền có làm sao, anh cứ vắng mặt ở rạp hát, thì lỡ bét. Ông bắt anh làm giấy giao kèo…

Tối đến, cửa rạp Kịch trường đèn thắp sáng trưng như ban ngày, chiếu rõ cái cảnh người đứng lô nhô như luống hoa trăm hồng ngàn tía, bướm ong chờn vờn. Trên thềm, dưới bậc, giữa đường, non nghìn thiếu niên nam nữ túm tụm lại, tìm chỗ để đứng ngắm nhau cho đỡ nóng ruột lúc chờ đợi. Tiếng nhạc hòa trong rạp, du dương trầm bổng, chứa chan biết bao tình tứ ái ân, như câu, như kéo, làm cho người ta quên hẳn, mà bất giác moi túi lấy tiền mua vé.

Một hồi chuông vừa dứt, màn kéo lên. Một tràng vỗ tay đôm đốp như pháo nổ để hoan nghênh ông chúa khôi hài. Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào, rồi đứng thần người ra như phỗng một lúc. Tiếng reo, tiếng hò, tiếng vỗ tay lại làm dữ hơn trước! Mà khách quan thấy anh ăn mặc ngộ nghĩnh, cái mồm bôi nhọ nhem, thì ai nhịn cười được! Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! ác thật! Vai anh Tư Bền hôm ấy cứ phải đứng trên sâu khấu. Nhất là anh phải làm nhiều điệu bộ hơn mọi khi. Lắm lúc còn phải rặn ra mà cười ha hả!

Hết cảnh đầu. Sao mà lâu thế! Anh được nghỉ một chốc, mới nhờ người về xem tình hình cha anh ra làm sao. Rồi anh lại phải ra trò. Anh lại phải hò, phải hét phải dằn từng tiếng, phải ngân từng câu, phải làm những điệu bộ, phải cười ha hả như cảnh thứ nhất. Người xem hát thì cứ trông thấy anh là cũng đủ cười rồi. Nào họ có để ý và nhìn rõ đâu được cái vẻ lo âu của anh, nó hiện ra ở trước mắt. Bỗng khi anh đương phệnh phạo trên sân khấu, khi người ta đương vỗ tay đôm đốp, thì anh nghe thấy có người ở trong phòng nói ra:

- Nguy hơn ban nãy. Đã cấm khẩu rồi!

Cha anh cấm khẩu rồi! Đành vậy, nhưng chính là bây giờ mới nhiều cái vui trò. Khán giả dưới kia, hàng mấy nghìn con mắt, đương chăm chắm vào anh và im phăng phắc. Họ chỉ chờ anh há miệng là họ được lăn ra mà cười và vỗ tay mà thôi.

Cảnh thứ hai cũng lâu như cảnh đầu, mãi mới hết. Lúc anh đang ngồi thừ trong buồng trò, thì anh lại nhận được tin báo nữa, là hiện nay cha anh đã mê đặc, chân tay lạnh cả rồi.

Còn gì đau đớn hơn cái tin ấy nữa! Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức nở:

- Cha ơi!

Ông chủ thấy vậy, sợ quá. Anh mà bỏ dở vở kịch đương vui thì nguy. Ông cố khuyên giải, và cấm không ai được báo tin gì cho anh biết hết.

Sân khấu bài trí đã gần xong. Ông chủ bắt anh đánh lại tí phấn cho thêm xuân sắc, và sửa lại bộ áo mũ cho có vẻ ngộ nghĩnh hơn. Ông thấy anh vừa dắt lại dải áo, vừa sụt sịt mếu máo, thì bắt anh im đi, chùi nước mắt. Rồi ông đẩy anh ra sân khấu. Anh lại phải hò, hét, ngâm, cười, múa, nhảy, để mua gượng lấy những tràng vỗ tay. Cái cảnh thương tâm của anh Tư Bền, đi đôi với cái bông lơn, cứ diễn ra mãi, mỗi chốc lại càng thương tâm hơn lên. Mà càng thấy vắng bặt tin nhà, ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối.

[…] Ông chủ rạp lại cho kéo màn lên. Anh Tư Bền lại phải giấu bộ mặt rầu rầu mà anh thích - vì nó hợp với tâm lí anh hơn, - để vui vẻ mà diễn lại đoạn cuối lượt nữa.

Rồi khi bài kèn chào nổi lên, hồi vỗ tay sau cùng như làm vỡ rạp. Cái màn từ từ buông xuống. Anh cúi đầu thong thả chào. Nhưng bao nhiêu người, chẳng để chậm thì giờ, đã tranh nhau chạy lên gần anh. Người thì tặng hoa, người thì bắt tay, người thì véo mũi, người thì khen. Làm cho anh ruột càng như thiêu đốt.

Khi không còn phải thở dài để hoan nghênh những cái hoan nghênh của công chúng, anh Tư Bền mới lật đật chạy vào buồng trò, cởi vội mũ áo và rửa quàng mặt mũi.

Lúc ấy, trong khi anh đang rối beng nghĩ đến cha anh, không biết bây giờ đã lạnh tới đâu, thì một người bạn hát chạy đến, vội vã ấn vào tay anh tập giấy bạc của ông chủ để sẵn cho anh, và nói:

- Mau mà về. Anh Tư! Hỏng từ ban nãy mất rồi! Khốn nạn thân anh quá!

(Nguyễn Công Hoan)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 2. Dòng nào nói lên thông tin thể hiện ở nhan đề của tác phẩm?

A. Đề tài

B. Nhân vật chính

C. Chủ đề

D. Bức thông điệp

Câu 3. Dòng nào nêu lên ngôi kể của tác phẩm “Kép Tư Bền”?

A. Người kể chuyện hạn tri trực tiếp tham dự, chứng kiến những sự việc xảy ra

B. Người kể truyện toàn tri, quan sát bằng toàn năng, biết hết mọi sự việc

C. Phối hợp 2 điểm nhìn trần thuật, vừa biết hết mọi sự việc, vừa diễn tả cảm xúc của nhân vật

D. Dùng 2 ngôi kể luân phiên để kể chuyện anh Tư Bền

Câu 4. Dòng nào không nói lên bản chất của con người anh Tư Bền?

A. Là người con hết lòng yêu thương, chăm sóc cha

B. Là người có tài diễn xuất

C. Là người dí hỏm, hài hước, hết lòng với công việc

D. Là người có số phận oan trái, éo le

Câu 5. Dòng nào nói lên cảm hứng chủ đạo của “Kép Tư Bền”?

A. Cảm hứng phê phán

B. Cảm hứng xót thương

C. Cảm hứng ngợi ca

D. Cả A và B

Câu 6. Các sự việc trong tác phẩm được sắp xếp theo trình tự nào?

A. Thời gian

B. Không gian

C. Hiện thực, hồi ức đan xen

D. Tất cả các ý kiến trên

Câu 7. Tâm trạng của anh Tư Bền khi diễn vở kịch ở cuối câu chuyện như thế nào?

A. Tâm trạng lo lắng không làm hài lòng khán giả

B. Tâm trạng đau khổ, bất lực khi nghĩ tới người cha bệnh tật ở nhà

C. Tâm trạng hồi hộp khi được trở lại sân khấu

D. Tâm trạng vui vẻ, háo hức khi được gặp lại khán giả

Câu 8. Truyện ngắn đã gợi ra cuộc đời anh Tư Bền như thế nào?

A. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống ca kịch

B. Số phận nghèo khổ, bất hạnh, làm nghề hài kịch và khi cha mất cũng là khi anh đang diễn vở kịch mua vui cho người khác

C. Xuất thân nghèo hèn nhưng được ông chủ Kịch quý mến tài năng, nâng đỡ nhiều trong nghề

D. Số phận bất hạnh, được ông chủ Kịch tạo điều kiện chăm sóc cho cha khi cha già yếu

Câu 9. Truyện ngắn “Kép Tư Bền” có kết thúc đặc biệt như thế nào? Phân tích.

Câu 10. Anh/ chị có ấn tượng gì về nhân vật Tư Bền và nghề nghiệp của nhân vật ấy?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một bài luận thuyết phục bạn bè từ bỏ thói quen học tủ.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

B. Nhân vật chính

0,5 điểm

Câu 3

B. Người kể truyện toàn tri, quan sát bằng toàn năng, biết hết mọi sự việc

0,5 điểm

Câu 4

C. Là người dí hỏm, hài hước, hết lòng với công việc

0,5 điểm

Câu 5

D. Cả A và B

0,5 điểm

Câu 6

A. Thời gian

0,5 điểm

Câu 7

B. Tâm trạng đau khổ, bất lực khi nghĩ tới người cha bệnh tật ở nhà

0,5 điểm

Câu 8

B. Số phận nghèo khổ, bất hạnh, làm nghề hài kịch và khi cha mất cũng là khi anh đang diễn vở kịch mua vui cho người khác

0,5 điểm

Câu 9

- Kết thúc tryện ngắn: Tuy đã hoàn thành xong buổi biểu diễn của mình và trả hết nợ nhưng anh vẫn không kịp trở về nhà để nhìn cha lần cuối trước khi ông trút hơi thở cuối cùng, kép Tư Bền vô cùng đau khổ.

- Kết thúc câu chuyện để lại sự day dứt, ấn tượng trong lòng người đọc. Là khi kẻ ra sức pha trò trên sân khấu đó có một người cha đang lạnh dần từng phần cơ thể. Là khi người con hiếu thảo chẳng thể bên cha những phút cuối đời mà trong lúc đó lại phải cười và mang lại tiếng cười tiêu khiển cho bao người khác. Vì phải kiếm tiền mà kẻ nghèo không được tự do trong cả việc khóc cười, trong lúc muốn khóc lại phải cười. Chỉ bởi vì, cái cười của anh ta đã được trả tiền rồi.

1,0 điểm

Câu 10

- Nhân vật Tư Bền: Tư Bền là một kép hát nghèo, nhưng cũng là một át chủ bài trên sân khấu, anh nổi tiếng về cái tài bông lơn, lắm lúc ra sân khấu, chẳng cần nói một câu khôi hài nào, nhưng chỉ một cái điệu bộ cỏn con cũng đủ để các khán quan phải ôm bụng mà cười, mà vỗ tay đôm đốp. Anh đã phải kí hợp đồng biểu diễn cho một ông chủ rạp trong tình thế thiếu nợ, hết tiền, cha bệnh nặng mà cha lại không muốn con làm phật lòng chủ nợ. Đến ngày biểu diễn, dù cha ốm nặng sắp chết, lòng nóng như kiến bò chảo lửa, Tư Bền vẫn phải bôi nhọ lên mồm bôi phấn hồng lên mặt rồi đứng trước bao người ra sức pha trò, để cho đám khán giả kia được cười hả hê, cười thỏa thích.

- Cái trò “vẽ nhọ bôi hề” trong buồng phấn có khi cũng náu những tấn kịch âm thầm, phản chiếu những sự “vẽ nhọ bôi hề” ở ngoài xã hội.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết phục bạn bè bỏ thói quen học tủ

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Giới thiệu đối tượng bày tỏ ý kiến; đối tượng giao tiếp.

+ Nêu luận đề và thái độ của người viết về luận đề.

- Thân bài:

Gồm các ý chính (từ 2 luận điểm trở lên)

+ Làm rõ cách hiểu, biểu hiện của quan niệm học tủ.

+ Nhận thức, phân tích về hậu quả của việc học tủ.

• Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.

• Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…

• Nền giáo dục ngày càng đi xuống.

- Kết bài:

+ Khẳng định hậu quả của việc học tủ, học vẹt.

+ Nhận thức, lựa chọn lối sống, hành động của bản thân,…

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi