ĐỀ 7
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ | Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình và tình cảm của nhân vật trữ tình gửi gắm. - Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức và nội dung trong bài thơ trữ tình. - Hiểu được thông điệp mà bài thơ gửi gắm. Vận dụng: - Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đọc hiểu văn bản thơ. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận. - Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá. Thông hiểu: - Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 7 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
BUỔI CHIỀU LỮ THỨ
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
(Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn biến thể
B. Thất ngôn xen lục ngôn
C. Thất ngôn bát cú
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 2. Đề tài của bài thơ trên là:
A. Mùa thu
B. Nỗi nhớ nhà
C. Buổi hoàng hôn
D. Thiên nhiên
Câu 3. Dòng nào nêu chính xác nhất nghĩa của từ “bảng lảng”?
A. Ánh sáng lờ mờ lúc sắp tối, mơ hồ gần xa
B. Cảnh vật thoắt ẩn, thoắt hiện khi chiều tà
C. Ánh sáng lúc tỏ, lúc mờ, mơ hồ
D. Ánh sáng nhạt dần do mặt trời lặn
Câu 4. Nội dung chính của hai câu luận là gì?
A. Tả sự vật thiên nhiên xung quanh để thể hiện nỗi nhớ quê hương
B. Nhớ lại hình ảnh ngư ông và mục đồng
C. Bức tranh tuyệt đẹp nơi thôn dã vô cùng thân thuộc đáng yêu
D. Mượn cảnh để tả cái lạnh lẽo, cô liêu, bơ vơ của người lữ khách trên nẻo đường tha hương
Câu 5. Câu thơ nào sau đây gồm 2 vế tiểu đối?
A. Gác mái, ngư ông về viễn phố
B. Dặm liễu, sương sa khách bước dồn
C. Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
D. Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
Câu 6. Hai câu kết trong bài thơ diễn tả nội dung gì?
A. Sự cô đơn đến tột cùng của lữ khách
B. Nỗi nhớ quê hương mãnh liệt tha thiết
C. Ước muốn được quay trở lại quê hương
D. Sự nhớ nhà, mong muốn có người tâm sự
Câu 7. Dòng nào sau đây là điển tích nói về sự li biệt?
A. Chim bay mỏi
B. Khách bước dồn
C. Chương Đài
D. Người lữ thứ
Câu 8. “Nỗi hàn ôn” diễn tả ý nghĩa gì?
A. Sự nóng lạnh
B. Nỗi niềm tâm sự
C. Sự xa cách nhớ nhung
D. Những ưu tư, muộn phiền
Câu 9. Câu thơ nào có thi liệu mang tính chất ước lệ của thi pháp cổ? Hãy phân tích?
Câu 10. Anh/ chị cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ nhà của người lữ khách trong văn bản “Buổi chiều lữ thứ”?
Phần II. Viết (4,0 điểm)Anh/ chị hãy phân tích, đánh giá cảnh hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương trong văn bản “Buổi chiều lữ thứ” – Bà Huyện Thanh Quan.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | C. Thất ngôn bát cú | 0,5 điểm |
Câu 2 | B. Nỗi nhớ nhà | 0,5 điểm |
Câu 3 | A. Ánh sáng lờ mờ lúc sắp tối, mơ hồ gần xa | 0,5 điểm |
Câu 4 | D. Mượn cảnh để tả cái lạnh lẽo, cô liêu, bơ vơ của người lữ khách trên nẻo đường tha hương | 0,5 điểm |
Câu 5 | C. Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ | 0,5 điểm |
Câu 6 | A. Sự cô đơn đến tột cùng của lữ khách | 0,5 điểm |
Câu 7 | C. Chương Đài | 0,5 điểm |
Câu 8 | B. Nỗi niềm tâm sự | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS chỉ ra những thi liệu mang tính ước lệ của thi pháp cổ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Ngư ông, mục tử, lữ khách... thế giới con người được nói đến. Cảnh vật thì có ngàn mai, có gió và sương, có “chim bay mỏi”... Những thi liệu ấy mang tính chất ước lệ của thi pháp cổ (người thì có: ngư, tiều, cảnh vật, cây cỏ, hoa lá thì có: phong, sương, mai, liễu, cánh chim chiều...) nhưng với tài sáng tạo vô song: chọn từ, tạo hình ảnh, đối câu, đối từ, đối thanh, ở phương diện nào, nữ sĩ cũng tỏ rõ một hồn thơ tài hoa, một ngòi bút trang trọng. Vì thế, cảnh vật trở nên có hồn, gần gũi, thân thuộc mang đậm bản sắc dân tộc. | 1,0 điểm |
Câu 10 | HS nêu cảm nhận về nỗi nhớ quê của người lữ khách. Gợi ý: - Nỗi lòng của người lữ thứ trước cảnh chiều hôm. - Hệ thống âm thanh, hình ảnh. - Các từ Hán Việt. | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích, đánh giá cảnh hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương trong văn bản “Buổi chiều lữ thứ” – Bà Huyện Thanh Quan. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài: + Giới thiệu tác giả và tác phẩm. + Giới thiệu cảnh hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương trong văn bản “Buổi chiều lữ thứ” – Bà Huyện Thanh Quan. - Thân bài:+ Giới thiệu chung về bài thơ. + Phân tích, đánh giá bài thơ để làm rõ vấn đề của tác giả. • Cảnh hoàng hôn Hai câu đề: Tả ánh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. • Nỗi buồn của người lữ khách Hai câu thực: hai bức tranh tuyệt đẹp nơi thôn dã vô cùng thân thuộc đáng yêu. Hai câu luận: mượn cảnh để tả cái lạnh lẽo, cô liêu, bơ vơ của người lữ khách trên nẻo đường tha hương. Hai câu kết: hội tụ, dồn nén lại tình thương nhớ. - Kết bài:+ Khái quát, tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài thơ. + Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về bài thơ. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |