Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 4)


ĐỀ 4

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

- Nhận biết được nhân vật trữ tình và tình cảm của nhân vật trữ tình gửi gắm.

- Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức và nội dung trong bài thơ trữ tình.

- Hiểu được thông điệp mà bài thơ gửi gắm.

Vận dụng:

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đọc hiểu văn bản thơ.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận xã hội và vấn đề nghị luận.

- Xác định được bố cục của bài viết.

Thông hiểu:

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận xã hội.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐÂY MÙA THU TỚI

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...

Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

(Xuân Diệu)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 2. Đề tài của bài thơ trên là:

A. Mùa thu

B. Nỗi buồn

C. Thiên nhiên

D. Tình cảm

Câu 3. Chi tiết nào cụ thể hóa cái lạnh của mùa thu như cảm nhận được bằng thị giác, xúc giác?

A. Vầng trăng lạnh lẽo

B. Núi hư ảo, xa xăm

C. Cái rét muốt đầu mùa len lỏi trong gió thu

D. Cái trống trải trong buổi giao mùa

Câu 4. Cảm xúc bao trùm bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu là gì?

A. Sự hân hoan chào đón mùa thu tới

B. Nỗi buồn man mác khi thu sang

C. Sự tiếc nuối vẻ đẹp của mùa thu

D. Sự vui vẻ, hăng say khi thu tới

Câu 5. Âm điệu “run rẩy rung rinh” gợi cho người đọc điều gì?

A. Sự yếu ớt, đứt đoạn

B. Sự lay động yếu ớt

C. Sự nhẹ nhàng

D. Sự mềm yếu

Câu 6. Ở khổ thơ thứ hai và thứ ba, Xuân Diệu cảm nhận mùa thu chủ yếu bằng giác quan nào?

A. Thị giác

B. Xúc giác

C. Khứu giác

D. Thính giác

Câu 7. Bút pháp nào được sử dụng trong khổ thơ cuối bài?

A. Lấy động tả tĩnh

B. Ước lệ tượng trưng

C. Tả cảnh ngụ tình

D. Gợi tả

Câu 8. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ “Với áo mơ phai dệt lá vàng”?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

Câu 9. Bức tranh mùa thu hiện lên qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy có gì đặc biệt?

Câu 10. Bài thơ “Đây mùa thu tới” cho anh/ chị cảm nhận gì về vẻ đẹp của thi nhân?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận thuyết phục người thân điều chỉnh quan niệm sống: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 2

A. Mùa thu

0,5 điểm

Câu 3

C. Cái rét muốt đầu mùa len lỏi trong gió thu

0,5 điểm

Câu 4

B. Nỗi buồn man mác khi thu sang

0,5 điểm

Câu 5

A. Sự yếu ớt, đứt đoạn

0,5 điểm

Câu 6

B. Xúc giác

0,5 điểm

Câu 7

C. Tả cảnh ngụ tình

0,5 điểm

Câu 8

D. Ẩn dụ

0,5 điểm

Câu 9

HS liệt kê các hình ảnh miêu tả mùa thu và nêu điểm đặc biệt:

- Bức tranh thu hiện lên qua những hình ảnh: rặng liễu, vườn thu, trăng thu, gió thu, mây, cánh chim trời, không gian thu; bến đò, hình ảnh người thiếu nữ,…

- Bao trùm bức tranh thu đó là một màu buồn và lạnh. Với những hình ảnh có đường nét, màu sắc.

- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm cho bức tranh trở nên có hồn hơn. Rặng liễu như một người con gái với những nét vẽ mềm mại nhưng đượm buồn; đứng đìu hiu, tóc buồn buông xuống, lệ ngàn hàng. Những đường nét gầy guộc của những cành cây khô,.....

1,0 điểm

Câu 10

HS nêu tâm sự của thi nhân:

Bài thơ là một bức tranh giao mùa từ hạ sang thu. Với những cảnh vật xuất hiện từ gần tới xa, từ thấp tới cao rồi lại chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời khắc giao mùa. Thu sang, nhà thơ dường như tiếc nuối về quá khứ, thấy buồn trước sự chảy trôi của thời gian, sự thay đổi của vạn vật.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết phục người thân điều chỉnh quan niệm sống: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống con người.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Giới thiệu đối tượng bày tỏ ý kiến; đối tượng giao tiếp.

+ Nêu luận đề và thái độ của người viết về luận đề.

- Thân bài:

Gồm các ý chính (từ 2 luận điểm trở lên)

+ Làm rõ cách hiểu, biểu hiện của quan niệm: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người.

+ Nhận thức, phân tích về vai trò của đồng tiền.

• Hiểu đúng: là phương tiện của cuộc sống, mỗi người cần làm ra tiền để tự nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình…

• Tác hại của việc hiểu chưa đúng, coi tiền là mục đích sống → dễ dẫn đến sai lầm, hi sinh sức khỏe, hạnh phúc,…

+ Nêu ngắn gọn quan điểm của bản thân và đề xuất sự điều chỉnh quan niệm và hành động sống…

- Kết bài:

+ Khẳng định vai trò của quan niệm sống đúng, phù hợp với thời đại.

- Nhận thức, lựa chọn lối sống, hành động của bản thân,…

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm


Danh mục: Đề thi