Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 8)


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thần thoại

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thần thoại

Nhận biết:

- Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật,... trong truyện thần thoại.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân.

Vận dụng:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện kể rằng, vào một ngày nọ thần Bão tố Susanoo trước khi xuống Âm phủ tìm mẹ là thần Izanami, ông đã ghé thăm chị gái của mình và đã ở lại Thiên giới vài ngày.

Trong khi ở thiên giới, ngày nào Susanoo cũng gây náo loạn nơi này. Ông đã phá hủy những con mương, giẫm nát hoa màu của chị gái, gieo không biết bao lời oán thán của những vị thần khác. Nhưng Amaterasu vì nuông chiều em trai đã “nhắm mắt làm ngơ” bỏ qua mọi chuyện.

Vì sự nuông chiều dành cho em trai nên đến một ngày Thần Susanoo đã gây ra đại họa. Trong một lần say xỉn, Susanoo đã ném xác một con ngựa đã bị lột da vào người hầu gái đang dệt vải của chị mình, khiến cho thoi cửi buộc bị bung ra ngoài và đâm xiên qua người cô gái.

Quá đỗi tức giận và uất ức, Amaterasu đã tự giam mình vào Thiên Nham Cung (hang trời), lấp kín cửa hang không muốn ra ngoài. Bản thân bà là Nữ thần Mặt trời nên hành động đó đã khiến cho thế giới chìm trong bóng tối u ám, sản sinh biết bao tai họa cho nhân gian, các ác thần bắt đầu lộng hành khắp hạ giới.

Không thể để thần Mặt trời mãi giam mình trong hang động, các vị thần đã tụ họp lại để nghĩ cách khiến Amaterasu chịu ra ngoài.

Vị thần Mưu cơ là Taka mi misubi nói: “Thường thường nữ thần Amaterasu ló dạng mỗi khi nghe tiếng gà gáy, vậy chúng ta cho những con gà trống thật tốt giọng đậu lên đó thay phiên nhau gáy”. Việc đó được thực hiện ngay, nhưng vô hiệu. Amaterasu vẫn ở mãi trong Hang Trời.

Thần Mưu cơ lại tìm ra kế gợi trí tò mò của nữ thần Mặt Trời. Thần sai một thần thợ rèn làm một tấm gương thật sáng, đặt trước Hang Trời và kêu Thần Sức mạnh Tajikara-wo đứng cạnh đó.

Trên tấm gương thần có treo những chuỗi ngọc trắng hình cánh cung và những đồ lễ tết bằng chỉ bạch, rồi tất cả hát lễ van vái.

Nữ thần của Lễ hội và hạnh phúc Amano Uzume xuất hiện và bắt đầu nhảy múa. Vũ điệu rất mê hoặc, khiến các vị thần cười đùa vui vẻ, không khí bừng lên đầy huyên náo. Điều này khiến cho Amaterasu – đang ở trong hang động – cảm thấy kì quái rồi cất tiếng hỏi:

“Tại sao mọi người có thể cười vui vẻ khi không có ta chứ?”

Amano Uzume nhanh trí trả lời:

“Vì có một vị thần đẹp hơn Người đang ở đây đấy!”

Amaterasu tò mò hé cửa nhìn ra ngoài thì thấy hình ảnh mình phản chiếu chói lọi trên tấm gương để phía trước hang. Trong giây phút bà sững sờ ngạc nhiên, vị thần sức mạnh Ameno Tajikarao đã dùng lực mở cửa hang đá đưa Nữ thần Mặt trời Amaterasu ra ngoài rồi nhanh chóng lấp của hang lại để nữ thần không thể quay lại được nữa.

Mặt trời đã trở lại với thế gian, sự bình an lan tỏa khắp muôn nơi.

(Theo Thần thoại Nhật Bản)​

Câu 1: Nhân vật chính trong truyện trên là ai?

A. Susanoo

B. Ameno Tajikarao

C. Amaterasu

D. Amano Uzume

Câu 2: Vị thần nào không được nhắc đến trong câu chuyện trên?

A. Thần Bão tố

B. Thần Gió

C. Thần Mưu cơ

D. Thần Lễ hội và hạnh phúc

Câu 3: Câu chuyện xoay quanh sự việc chính nào?

A. Hành động náo loạn của em trai Susanoo và sự giận dữ của thần Mặt trời

B. Thần Mặt trời trốn trong hang trước hành động của em trai và các vị thần tìm cách để thần Mặt trời quay trở lại

C. Thần Mặt trời trốn trong hang trước hành động của em trai khiến cả thế giới chìm trong tăm tối, các ác thần lộng hành

D. Các vị thần tìm cách để thần Mặt trời quay trở lại

Câu 4: Vì sao thần Mặt trời lại trốn trong hang?

A. Vì giận dữ trước hành động náo loạn của người em Susanoo

B. Vì đã có một vị thần đẹp hơn thần Mặt trời xuất hiện

C. Vì công việc quá mệt nhọc

D. Vì không có thần Mặt trời thì mọi người vẫn vui vẻ

Câu 5: Chi tiết thần Mặt trời bỏ trốn khiến “thế giới chìm trong bóng tối u ám, sản sinh biết bao tai họa cho nhân gian, các ác thần bắt đầu lộng hành khắp hạ giới” có ý nghĩa như thế nào?

A. Chi tiết thể hiện thần Mặt trời là vị thần không có trách nhiệm với sự sống muôn loài

B. Chi tiết “đòn bẩy” thể hiện vai trò quan trọng của thần Mặt trời đối với sự sống muôn loài

C. Chi tiết thể hiện sức mạnh của các vị ác thần

D. Chi tiết thể hiện sự vô dụng của các vị thần khác

Câu 6: Vì sao thần Mặt trời bước ra khỏi hang sau nhiều ngày tự giam mình?

A. Những con gà trống tốt thay phiên nhau gáy khiến thần Mặt trời ló dạng

B. Các vị thần khác đã đến cửa hang van nài, thuyết phục

C. Thần Lễ hội và các thần khác nhảy múa vui mừng ngoài cửa hang khiến thần Mặt trời tò mò

D. Thần Bão tố Susanoo đã xuống Âm phủ không còn gây họa nữa

Câu 7: Trí tưởng tượng phong phú của người xưa thể hiện ở chi tiết nào dưới đây?

A. Thần Mặt trời bỏ trốn, thế giới chìm trong bóng tối u ám, sản sinh biết bao tai họa cho nhân gian, các ác thần bắt đầu lộng hành khắp hạ giới

B. Thần Mưu cơ lại tìm ra kế gợi trí tò mò của nữ thần Mặt Trời

C. Không thể để thần Mặt trời mãi giam mình trong hang động, các vị thần đã tụ họp lại để nghĩ cách khiến Amaterasu chịu ra ngoài

D. Mặt trời đã trở lại với thế gian, sự bình an lan tỏa khắp muôn nơi

Câu 8: Nghĩa của cụm từ “nhắm mắt làm ngơ” được hiểu như thế nào?

A. Không nhìn thấy gì cả

B. Cố tình lảng tránh, làm ra vẻ không hay biết gì

C. Không quan tâm, để ý tới mọi thứ xung quanh

D. Tỏ thái độ thờ ơ trước sự việc trước mắt

Câu 9: Trí tuệ dân gian được thể hiện trong câu chuyện trên như thế nào?

Câu 10: Anh/chị hãy chia sẻ về sức hấp dẫn của câu chuyện kể trên.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về tầm quan trọng của kĩ năng sống trong cuộc sống hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Amaterasu

0,5 điểm

Câu 2

B. Thần Gió

0,5 điểm

Câu 3

B. Thần Mặt trời trốn trong hang trước hành động của em trai và các vị thần tìm cách để thần Mặt trời quay trở lại

0,5 điểm

Câu 4

A. Vì giận dữ trước hành động náo loạn của người em Susanoo

0,5 điểm

Câu 5

B. Chi tiết “đòn bẩy” thể hiện vai trò quan trọng của thần Mặt trời đối với sự sống muôn loài

0,5 điểm

Câu 6

C. Thần Lễ hội và các thần khác nhảy múa vui mừng ngoài cửa hang khiến thần Mặt trời tò mò

0,5 điểm

Câu 7

A. Thần Mặt trời bỏ trốn, thế giới chìm trong bóng tối u ám, sản sinh biết bao tai họa cho nhân gian, các ác thần bắt đầu lộng hành khắp hạ giới

0,5 điểm

Câu 8

B. Cố tình lảng tránh, làm ra vẻ không hay biết gì

0,5 điểm

Câu 9

Trí tuệ dân gian trong câu chuyện trên được thể hiện rõ nhất trong sự việc các thần cố gắng tìm cách để đưa thần Mặt trời ra khỏi hang. Để đưa được thần ra khỏi hang, các vị thần đã sai những con gà trống thật tốt. Kế này xuất phát từ hiện tượng tự nhiên là gà gáy mỗi khi trời sáng. Nhưng thần Mặt trời vẫn không chịu ra khỏi hang nên các vị thần phải tìm cách khác. Từ việc nhờ thần thợ rèn làm tấm gương thật sáng, đến việc thần Lễ hội tạo không khí hoạt náo bên ngoài khiến thần Mặt trời tò mò nhìn ra... Cuối cùng là thần Sức mạnh mở và lấp cửa hang... tất cả đều logic, đều thể hiện mưu trí khôn khéo của thần Mưu cơ và cũng là trí tuệ của người xưa trong cách giải quyết vấn đề.

1 điểm

Câu 10

HS chia sẻ sức hấp dẫn của truyện kể.

Gợi ý: Sức hấp dẫn của truyện kể trên được tạo nên bởi nhiều yếu tố: Cách kể chuyện li kì qua những tình tiết logic, hợp lí; các chi tiết kì ảo xuất hiện vừa đủ để câu chuyện vừa hấp dẫn lại không quá hoang đường. Đặc biệt là cách giải quyết sự việc thông minh, gây tò mò của các vị thần trong câu chuyện khi cố gắng đưa nữ thần ra khỏi hang.

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tầm quan trọng của kĩ năng sống trong cuộc sống hiện nay

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

- Giải thích khái niệm kĩ năng sống

- Nêu vai trò của việc rèn luyện kĩ năng sống

+ Kĩ năng sống giúp con người ứng xử linh hoạt và hiệu quả nhất trước những tình huống nảy sinh trong cuộc sống.

+ Kĩ năng sống giúp mỗi người bình tĩnh, tự tin vào bản thân, dám khẳng định năng lực, sở trường của mình.

+ Những người có kĩ năng sống tốt thường dễ thành đạt hơn trong cuộc sống.

- Sự cần thiết của kĩ năng sống:

+ Nếu không có kĩ năng sống, con người thiếu tự tin, thiếu chủ động khi cuộc sống nảy sinh những vấn đề phức tạp.

+ Con người sẽ khó thành công hơn trong cuộc sống, không dám thể hiện, khẳng định mình trong các môi trường hoạt động.

- Bài học:

+ Nhận thức: Kĩ năng sống có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhất là giới trẻ.

+ Hành động: Bên cạnh tích lũy kiến thức hàn lâm từ nhà trường, sách vở,… mỗi người cần thường xuyên trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng sống – kĩ năng mềm để dễ dàng thích nghi với cuộc sống hiện đại.

- Khẳng định lại vấn đề.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng bày tỏ một cách thuyết phục.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi