Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 10)


ĐỀ 10

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

NHỚ ĐỒNG

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Đâu những đường cong bước vạn đời

Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi

Giữa dòng ngày tháng âm u đó

Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi...

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Đâu những lưng cong xuống luống cày

Mà bùn hi vọng nức hương ngây

Và đâu hết những bàn tay ấy

Vãi giống tung trời những sớm mai?

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng

Lúa mềm xao xác ở ven sông

Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước

Một giọng hò đưa hố não nùng

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Đâu những hồn thân tự thuở xưa

Những hồn quen dãi gió dầm mưa

Những hồn chất phác hiền như đất

Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời...

Cho tới chừ đây, tới chừ đây

Tôi mơ qua cửa khám bao ngày

Tôi thu tất cả trong thầm lặng

Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

(Tố Hữu)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ năm chữ

B. Thơ lục bát

C. Thơ bảy chữ

D. Thơ thất ngôn bát cú

Câu 2: Những hình ảnh nào được nhắc đến ở khổ thơ thứ 2?

A. Cồn, tre, ô mạ xanh, khoai, sắn

B. Tre, ô mạ xanh, khoai, sắn, con đường

C. Cồn, tre, ô mạ xanh, khoai, người mẹ

D. Cồn, tre, cánh đồng lúa, khoai, sắn

Câu 3: Câu thơ nào thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ về hình ảnh con người trong khung cảnh lao động?

A. Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

B. Đâu những lưng cong xuống luống cày

C. Đâu những đường cong bước vạn đời

D. Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ:

“Tôi thu tất cả trong thầm lặng

Như cánh chim buồn nhớ gió mây.”

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 5: Điệp khúc “gì sâu bằng” được lặp lại bốn lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?

A. Tác giả thích nghe hò

B. Diễn tả nỗi buồn bi thảm khi mất tự do

C. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ

D. Diễn tả sự vắng lặng của cảnh vật xung quanh

Câu 6: Dòng nào dưới đây thể hiện chủ đề của bài thơ?

A. Bằng việc ôn lại quá khứ, người chiến sĩ nung nấu ý chí đấu tranh cách mạng

B. Quá khứ của nhà thơ đầy bế tắc, thực tại tươi sáng hơn

C. Trong tù, tình yêu quê hương đất nước của người thanh niên cách mạng càng da diết

D. Thân xác bị cầm tù nhưng tinh thần và ý chí cách mạng của người chiến sĩ vẫn không hề bị lay chuyển

Câu 7: Dòng nào sắp xếp đúng trật tự những nỗi nhớ được nói đến trong bài thơ?

A. Nhớ chính mình khi đi tìm lối sống, lí tưởng sống; Nhớ đồng ruộng, xóm làng; Nhớ con người trong khung cảnh lao động; Nhớ mẹ già đơn chiếc

B. Nhớ con người trong khung cảnh lao động; Nhớ chính mình khi đi tìm lối; sống, lí tưởng sống; Nhớ mẹ già đơn chiếc; Nhớ đồng ruộng, xóm làng

C. Nhớ mẹ già đơn chiếc; Nhớ đồng ruộng, xóm làng; Nhớ chính mình khi đi tìm lối; sống, lí tưởng sống; Nhớ con người trong khung cảnh lao động

D. Nhớ đồng ruộng, xóm làng; nhớ con người trong khung cảnh lao động; nhớ mẹ già đơn chiếc; nhớ chính mình khi đi tìm lối sống, lí tưởng sống

Câu 8: Dòng nào dưới đây nêu nhận định đúng về bài thơ?

A. Là những dòng tâm tư nồng nhiệt, tha thiết, trong trẻo của nhà thơ trẻ hướng về ruộng đồng, quê hương, về những con người thân yêu, những kỉ niệm của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi

B. Nỗi nhớ thương mẹ già còng lưng trên những cánh đồng

C. Là nỗi hoang mang của chàng trai trẻ lần đầu bị giam cầm

D. Là nỗi lòng tha thiết về người yêu – một cô thôn nữ

Câu 9: Hai câu thơ dưới đây gợi lên tình cảm gì trong anh/chị?

“Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!”

Câu 10: Nhận xét sự thay đổi tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua hai khổ thơ sau:

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời...

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thơ bảy chữ

0,5 điểm

Câu 2

A. Cồn, tre, ô mạ xanh, khoai, sắn

0,5 điểm

Câu 3

B. Đâu những lưng cong xuống luống cày

0,5 điểm

Câu 4

A. So sánh

0,5 điểm

Câu 5

C. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ

0,5 điểm

Câu 6

C. Trong tù, tình yêu quê hương đất nước của người thanh niên cách mạng càng da diết

0,5 điểm

Câu 7

D. Nhớ đồng ruộng, xóm làng; nhớ con người trong khung cảnh lao động; nhớ mẹ già đơn chiếc; nhớ chính mình khi đi tìm lối sống, lí tưởng sống

0,5 điểm

Câu 8

A. Là những dòng tâm tư nồng nhiệt, tha thiết, trong trẻo của nhà thơ trẻ hướng về ruộng đồng, quê hương, về những con người thân yêu, những kỉ niệm của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi

0,5 điểm

Câu 9

Hai câu thơ: “Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!”

gợi lên tình yêu, nỗi nhớ, sự gắn bó sâu đậm với quê hương từ những gì thân thuộc, bình dị nhất…

1 điểm

Câu 10

- HS làm sáng rõ được ý: nhân vật trữ tình đã thay đổi tâm trạng từ tù túng, ngột ngạt, bế tắc sang tâm trạng vui tươi, lạc quan, yêu đời.

- HS trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.

- Giải thích hiện tượng “lãng phí”: hiện tượng, tình trạng con người thực hiện, tiến hành, tổ chức một công việc nào đó mà làm tốn kém, hao tổn một cách vô ích.

- Biểu hiện:

+ Lãng phí của cải, vật chất, thời gian… trên mọi bình diện của cuộc sống, với nhiều đối tượng khác nhau.

+ Lãng phí không chỉ những thứ hữu hình như tiền bạc, của cải, sức lực. Không ít bạn trẻ sử dụng tiền bạc vào những việc vô bổ như quần áo, xe cộ, điện thoại, giày dép… đắt tiền, không phù hợp, không cần thiết với HS.

+ Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội… cho những trò chơi, những thú vui không lành mạnh như game, điện tử, truyện tranh bạo lực…

- Nguyên nhân:

+ Sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi…

+ Không xác định được mục tiêu của bản thân trong cuộc đời mà mải mê chạy theo những thú vui trước mắt.

- Tác hại:

+ Thiệt hạt về tiền bạc, công sức,...

+ Không có điều kiện để đầu tư cho những việc, những lĩnh vực cần thiết, cấp bách cần phải làm.

+ Mỗi người chỉ sống một lần trong đời và tuổi trẻ cũng “chẳng hai lần thắm lại”. Thời gian, tuổi trẻ, cơ hội không quay lại bao giờ. Do đó, lãng phí lớn nhất đối với người trẻ tuổi là lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội.

- Biện pháp:

+ Chung sức cùng xã hội để khắc phục, hạn chế hiện tượng lãng phí.

+ Cần biết đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, cộng đồng… Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Nhận thức: Lãng phí là hiện tượng đáng phê phán vì nó gây hại cho cả cá nhân và xã hội.

+ Hành động: thực hành tiết kiệm; sử dụng hợp lí thời gian, xác định mục đích sống, lí tưởng sống của bản thân để chuyên tâm theo đuổi khát vọng của mình.

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận:

+ Chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… mà đã là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.

+ Sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng bày tỏ một cách thuyết phục.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi