Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 2)


ĐỀ 2

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

- Nhận biết được nhân vật trữ tình và tình cảm của nhân vật trữ tình gửi gắm.

- Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức và nội dung trong bài thơ trữ tình.

- Hiểu được thông điệp mà bài thơ gửi gắm.

Vận dụng:

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đọc hiểu văn bản thơ.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận.

- Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá.

Thông hiểu:

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

TỰ HÁT

Chả dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em, anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay.

Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em.

Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin.

Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu.

Mùa thu nay sao bão giông nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh.

Em lo âu trước xa tắp đường mình
Trái tim đập những điều không thể nói
Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn.

Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.

(Xuân Quỳnh, Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là:

A. Nghị luận

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Tự sự

Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ tự do

B. Thơ 7 chữ

C. Thơ 8 chữ

Câu 3. Từ “” trong câu “Chả dại gì em ước nó bằng vàng” diễn tả điều gì?

A. Tình cảm của người con gái

B. Vàng

C. Của cải

D. Trái tim em

Câu 4. Câu thơ “Biết khao khát những điều anh mơ ước” có ý nghĩa gì?

A. Sự đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người mình yêu của nhân vật em

B. Anh và em đều có chung một ước mơ, khao khát

C. Niềm hạnh phúc khi cùng người mình yêu xây dựng những ước mơ

D. Không đồng cảm với những ước mơ của anh

Câu 5. Vì sao nhà thơ không mong trái tim mình như “mặt trời”?

A. Vì mặt trời ở rất xa, không thể chạm tới được

B. Vì mặt trời sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống

C. Vì tình cảm của em nhẹ nhàng đằm thắm không rực rỡ như mặt trời

D. Vì tình cảm của em nhiều hơn như thế

Câu 6. Dòng nào sau đây miêu tả chính xác đặc điểm ngôn ngữ của bài thơ trên?

A. Nhẹ nhàng, mãnh liệt, sâu lắng, dạt dào, tình cảm

B. Mãnh liệt, cháy bỏng, thiết tha, dạt dào

C. Nồng nhiệt, đằm thắm, sâu lắng

D. Mãnh liệt, nhẹ nhàng, sâu lắng

Câu 7. Câu thơ “Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn” bộc lộ tâm trạng gì của tác giả?

A. Tâm trạng hạnh phúc khi tìm được tình yêu

B. Tâm trạng hoang mang, lo lắng

C. Tâm trạng lo sợ khi yêu

D. Sự chờ mong được đáp lại tình cảm

Câu 8. Xuân Quỳnh đã bộc lộ tình cảm của mình bằng hình thức nào?

A. Trực tiếp

B. Gián tiếp

C. Vừa trực tiếp vừa gián tiếp

D. Chủ yếu thể hiện qua giọng điệu và âm hưởng thơ

Câu 9. Anh/ chị hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong bài thơ trên?

Câu 10. Anh/ chị có cảm nhận như thế nào về hai câu thơ cuối bài.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm trữ tình đã học hoặc đã đọc.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 2

B. Thơ tự do

0,5 điểm

Câu 3

D. Trái tim em

0,5 điểm

Câu 4

A. Sự đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người mình yêu của nhân vật em

0,5 điểm

Câu 5

B. Vì mặt trời sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống

0,5 điểm

Câu 6

A. Nhẹ nhàng, mãnh liệt, sâu lắng, dạt dào, tình cảm

0,5 điểm

Câu 7

B. Tâm trạng hoang mang, lo lắng

0,5 điểm

Câu 8

C. Vừa trực tiếp vừa gián tiếp

0,5 điểm

Câu 9

HS chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ:

- Biện pháp điệp cấu trúc: em trở về, biết,…

- Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tình yêu dịu dàng, đằm thắm nhưng không kém phần mãnh liệt của người con gái. Thể hiện khát khao được yêu và hạnh phúc của nhà thơ. Làm tăng sức biểu đạt cho bài thơ.

1,0 điểm

Câu 10

HS nêu cảm nhận về hai câu thơ cuối bài:

Nhân vật trữ tình khẳng định trong da diết, trái tim em giản dị, tồn tại như quy luật lẽ đời nhưng nó đặc biệt ở chỗ - một “Trái tim yêu” đắm say, dâng hiến và minh tuệ đến mức: “biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. Ý thơ đoạn cuối thật mạnh mẽ, quyết liệt nhưng giọng thơ thật nhẹ nhàng, bình thản, như trùng xuống, nhấn khắc như nhịp đập trái tim yêu để thống thiết khẳng định tình yêu là trọn vẹn, là vĩnh cửu.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm trữ tình.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả và tác phẩm.

+ Giới thiệu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

- Thân bài:

+ Giới thiệu chung về tác phẩm.

+ Phân tích, đánh giá tác phẩm để làm rõ vấn đề của tác giả.

- Kết bài:

+ Khái quát, tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài thơ.

+ Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về bài thơ.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi