MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | Nhận biết: - Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. - Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, quan điểm của người viết. - Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản. Vận dụng: - Tác động của văn bản với bản thân. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận. - Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá. Thông hiểu: - Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 1 | ĐỀ THI HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
LÀM SUY YẾU LÒNG ĐỐ KỊ
Cuộc sống sẽ trở nên khó khăn một cách không cần thiết khi bạn cứ liên tục so đo cuộc sống của mình với người khác. Bản chất của sự so sánh không xấu nếu nó không khiến bạn cảm thấy tự ti khi mình thua kém người khác. Tiền bạc, ngoại hình, tài năng hoặc tiếng tăm đều có thể dẫn đến sự đố kị. Ngay cả khi mọi người đều sở hữu một khối lượng tài sản ngang nhau thì lòng đố kị vẫn tiếp tục tồn tại. Vấn đề này rất nhạy cảm nhưng lại gây không ít khó khăn cho cả người đố kị lẫn người bị đố kị. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện được nó. Thực ra, lòng đố kị có thể trở thành một nguồn động lực trong cuộc sống của bạn. Hãy nhìn vào các chiến lược đơn giản hóa dưới đây để đối phó với lòng đố kị, cả trong chính bản thân bạn lẫn ở những người khác.
Hãy nhìn vào sự cân bằng thật sự giữa ánh sáng và bóng tối. Người ta không bao giờ ghen tị với những điều tồi tệ; họ chỉ ghen tị với những điều tốt đẹp mà người khác có. Bạn cần biết rằng không phải ai cũng toàn gặp những điều tốt đẹp và mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống đều có cái giá của nó. Trong khi ấy, người có lòng đố kị muốn có được chúng mà không phải trả bất kì cái giá nào. Một nghệ sĩ violon bậc thầy trả giá cho tài năng và tiếng tăm của ông bằng vô số những giờ khổ luyện hay một thời thơ ấu túng quẫn. Liệu bạn có ghen tị với những điều đó hay không? Một người có quyền lực và sức ảnh hưởng cũng có nhiều kẻ thù nguy hiểm; người ấy cần có vệ sĩ và các hệ thống bảo vệ. Liệu bạn có muốn những điều đó không?
Hãy sử dụng phương pháp Esau-Jacob. Lòng đố kị khiến ta không muốn dành cho người khác sự công nhận mà họ xứng đáng. Nếu bạn đối xử với mọi người bằng một thái độ thiện chí, bạn sẽ khiến họ hài lòng. Hãy áp dụng phương pháp chống lại lòng đố kị bằng cách tự nhủ với bản thân: “Tôi không ghen tị với những gì họ có!”. Hãy lặp đi lặp lại câu nói này trong đầu cho đến khi nội tâm của bạn hoàn toàn đồng ý với nó. Câu nói của Esau trong Kinh Cựu Ước cũng có thể giúp ích cho bạn trong việc đối phó với lòng đố kị: “Ta đã có đủ, hỡi người anh em. Hãy giữ lấy những gì anh có cho bản thân mình” (Esau đã nói điều này với anh trai của mình là Jacob, người đã từng lừa gạt Esau).
Hãy phát huy món quà của Goethe. Johann Wolfgang von Goethe đã chỉ ra rằng tình yêu là điều duy nhất hữu ích khi ta đương đầu với những người giỏi giang. Bạn có thể dùng sự thấu suốt này để làm giảm lòng đố kị của mình. Hãy dành cho người khác những lời khen tặng chân thành: đối với ngoại hình, phong thái, văn hóa, phong cách của họ. Hãy chuyển lòng đố kị thành lời tán dương và sự công nhận (dù ở một khía cạnh nào đó, nó chính là bản chất thật sự của lòng đố kị, nhưng ở dạng bị bóp méo). Lòng đố kị của bạn có thể biến thành một phẩm chất cá nhân dùng để đánh giá cao những điều đặc biệt, tốt đẹp ở người khác. Hãy tạo nên món quà cá nhân của chính mình theo cách này. Mọi người sẽ rất trân quý và tôn trọng bạn vì thái độ đó.
Hãy sử dụng nguyên tắc của sự hợp tác. Cảm giác đố kị thường hủy hoại mối quan hệ của bạn khi bạn suy nghĩ tiêu cực về đối phương và ít nói chuyện với người đó hơn. Hãy nói chuyện với người mà bạn ghen tị và chân thành hỏi họ: “Đó là những gì tôi rất thích ở bạn. Làm sao mà bạn có thể đạt được điều đó nhỉ? Bạn đã xoay xở như thế nào?”. Thậm chí, sẽ tốt hơn nếu bạn làm việc cùng với người mà bạn ghen tị nhất. Nếu người đó thật sự giỏi thì bạn sẽ được lợi khi làm việc chung với họ. Hãy học hỏi từ họ và hãy sử dụng lòng đố kị của bạn như một động lực để thành công.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Mục đích của văn bản “Làm suy yếu lòng đố kị” là:
A. Thuyết phục người đọc tin, hiểu, đồng tình với ý kiến của mình: làm suy yếu lòng đố kị
B. Giúp người đọc nhận thức sâu sắc về lòng đố kị
C. Giúp người đọc tránh được những quan điểm sai lầm về lòng đố kị
D. Giúp người đọc hiểu biết thực tế
Câu 3. Luận đề của văn bản được thể hiện ở:
A. Đoạn đầu văn bản
B. Nhan đề
C. Cuối văn bản
D. Dàn trải trong cả văn bản
Câu 4. Đâu không phải là phương pháp để làm suy yếu lòng đố kị?
A. Hãy sử dụng phương pháp Esau-Jacob
B. Hãy phát huy món quà của Goethe
C. Hãy cố gắng để đạt được thành công của người khác
D. Hãy sử dụng nguyên tắc của sự hợp tác
Câu 5. Có thể đảo trật tự các luận điểm của văn bản “Làm suy yếu lòng đố kị” không? Vì sao?
A. Được, vì các luận điểm đó không tuân theo logic nhất định
B. Không được, vì các luận điểm đó tuân theo logic nhất định
C. Được, vì có thể sắp xếp chúng theo tầm quan trọng từ cao xuống thấp
D. Không được, vì các luận điểm đó đã được sắp xếp theo trật tự thời gian
Câu 6. Câu “Một nghệ sĩ violon bậc thầy trả giá cho tài năng và tiếng tăm của ông bằng vô số những giờ khổ luyện hay một thời thơ ấu túng quẫn” nhằm mục đích gì?
A. Là câu luận điểm nêu lên vấn đề chính
B. Là lí lẽ, nhằm làm sáng tỏ con người cần phải cân bằng thật sự giữa ánh sáng và bóng tối
C. Là lí lẽ, khẳng định con người không nên đố kị với người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
D. Là dẫn chứng gián tiếp để làm sáng tỏ luận điểm hãy tránh xa sự đố kị
Câu 7. Câu “Hãy nói chuyện với người mà bạn ghen tị và chân thành hỏi họ: “Đó là những gì tôi rất thích ở bạn. Làm sao mà bạn có thể đạt được điều đó nhỉ? Bạn đã xoay xở như thế nào?” thuyết phục người đọc điều gì?
A. Hãy nhìn vào sự cân bằng thật sự giữa ánh sáng và bóng tối
B. Hãy sử dụng phương pháp Esau-Jacob
C. Hãy phát huy món quà của Goethe
D. Hãy sử dụng nguyên tắc của sự hợp tác
Câu 8. Vì sao tác giả đưa ra lời khuyên “Hãy chuyển lòng đố kị thành lời tán dương và sự công nhận”?
A. Vì để chúng ta nhận được sự yêu mến từ những người xung quanh
B. Vì lòng đố kị của bạn có thể biến thành một phẩm chất cá nhân dùng để đánh giá cao những điều đặc biệt, tốt đẹp ở người khác
C. Vì lòng đố kị sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh của ta
D. Vì lòng đố kị sẽ là một sự động lực để giúp ta thành công
Câu 9. Anh/ chị có đồng ý với nhận định của tác giả “Bản chất của sự so sánh không xấu nếu nó không khiến bạn cảm thấy tự ti khi mình thua kém người khác” không? Vì sao?
Câu 10. Anh/ chị rút ra được bài học gì sau khi đọc văn bản trên?
Phần II. Viết (4,0 điểm)Anh/ chị hãy viết một bài văn phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm kịch đã đọc, đã xem.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | D. Nghị luận | 0,5 điểm |
Câu 2 | A. Thuyết phục người đọc tin, hiểu, đồng tình với ý kiến của mình: làm suy yếu lòng đố kỵ. | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. Nhan đề | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Hãy cố gắng để đạt được thành công của người khác | 0,5 điểm |
Câu 5 | B. Không được, vì các luận điểm đó tuân theo logic nhất định | 0,5 điểm |
Câu 6 | D. Là dẫn chứng gián tiếp để làm sáng tỏ luận điểm hãy tránh xa sự đố kị | 0,5 điểm |
Câu 7 | D. Hãy sử dụng nguyên tắc của sự hợp tác | 0,5 điểm |
Câu 8 | B. Vì lòng đố kị của bạn có thể biến thành một phẩm chất cá nhân dùng để đánh giá cao những điều đặc biệt, tốt đẹp ở người khác | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS trình bày ý kiến của mình và lí giải phù hợp. Tham khảo: - Đồng ý. Bởi vì: So sánh để chúng ta nhìn nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu, rút ra được kinh nghiệm, bài học cho bản thân. So sánh là một con dao hai lưỡi nếu như người ta chỉ chăm chăm vào điểm yếu của mỗi người, vô tình tạo ra sự đố kị. | 1,0 điểm |
Câu 10 | HS nêu bài học và giải thích hợp lí. Tham khảo bài học: - Tránh xa sự đố kị. - Biến sự đố kị thành động lực để cố gắng… | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật một tác phẩm kịch đã đọc, đã xem. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài: + Giới thiệu tác giả và tác phẩm kịch. + Giới thiệu nội dung, nghệ thuật của vở kịch. - Thân bài:+ Giới thiệu chung về vở kịch. • Nội dung chính • Nhân vật • Tình huống kịch + Phân tích, đánh giá vở kịch để làm rõ vấn đề của tác giả. - Kết bài:+ Khái quát, tổng hợp lại nội dung và hình thức của tác phẩm kịch. + Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về tác phẩm kịch. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |