Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 8)


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

10

20

10

20

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

- Nhận biết được nhân vật trữ tình và tình cảm của nhân vật trữ tình gửi gắm.

- Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức và nội dung trong bài thơ trữ tình.

- Hiểu được thông điệp mà bài thơ gửi gắm.

Vận dụng:

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đọc hiểu văn bản thơ.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận xã hội và vấn đề nghị luận.

- Xác định được bố cục của bài viết.

Thông hiểu:

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận xã hội.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

GIỤC GIÃ

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi;
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! thời gian không đứng đợi.
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;
Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.
Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,
Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ.

Vì chút mây đi, theo làn vút gió.
Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?
Sớm nay sương xê xích cả chân trời,
Giục hồng nhạn thiên di về cõi Bắc.
Ai nói trước lòng anh không phản trắc;
Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?
– Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ,
Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lọi;
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm,
Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự.
Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi…

(Xuân Diệu)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ lục bát

C. Thơ 7 chữ

D. Thơ 8 chữ

Câu 3. Điều mà nhân vật “anh” sợ là gì?

A. Sợ tình yêu

B. Sợ tình già

C. Sợ ngày mai

D. Sợ mộng vàng tan biến

Câu 4. Điệp khúc “Mau với chứ” có tác dụng gì?

A. Khiến cho lời thơ mang hơi thở gấp gáp, vội vàng như lời giục giã, khẩn cầu tha thiết

B. Khiến cho nhịp thơ được dãn cách, nhấn mạnh quan điểm sống vội vàng của nhà thơ

C. Khiến cho nhịp thơ thêm dồn dập, diễn tả nhịp sống từ từ, nhẹ nhàng của nhà thơ

D. Khiến cho nhịp thơ được dãn cách, nhấn mạnh lời giục giã, khẩn cầu tha thiết của nhà thơ

Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh “một phút huy hoàng” trong câu thơ:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

Câu 6. Theo anh/ chị, nỗi sợ của nhà thơ bắt nguồn từ đâu?

Câu 7. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong hai câu thơ sau không? Vì sao?

“Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi…”

Câu 8. Suy nghĩ của anh/chị về tình cảm của tác giả trong hai câu thơ sau:

“Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;

Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.”

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một bài luận thuyết phục những người xung quanh từ bỏ thói quen trì hoãn công việc.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 2

D. Thơ 8 chữ

0,5 điểm

Câu 3

C. Sợ ngày mai

0,5 điểm

Câu 4

A. Khiến cho lời thơ mang hơi thở gấp gáp, vội vàng như lời giục giã, khẩn cầu tha thiết

0,5 điểm

Câu 5

HS nêu ý hiểu về cụm từ: “một phút huy hoàng

Hình ảnh “một phút huy hoàng” trong câu thơ “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/Còn hơn le lói khắp trăm năm” có nghĩa là:

+ Một khoảnh khắc, quãng thời gian ngắn ngủi mà con người sống bùng nổ, nhiệt huyết, hết mình vì tình yêu, vì đam mê, vì hoài bão và ước mơ của chính bản thân mình.

+ Đó chính là khoảnh khắc ngắn ngủi mà con người sống là chính mình, sống cho thời điểm hiện tại và sống hết mình với những gì mà mình đang có.

0,5 điểm

Câu 6

HS nêu suy nghĩ về nỗi sợ của tác giả:

- Sợ ngày mai.

- Thực chất, nỗi sợ đó bắt nguồn từ nỗi ám ảnh thường trực trong tâm trí Xuân Diệu, làm nên thế giới nghệ thuật của thơ ông: nỗi ám ảnh thời gian. Xuân Diệu luôn bị ám ảnh bởi trôi chảy không ngừng của thời gian, sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời người...

0,5 điểm

Câu 7

HS đưa ra quan điểm của mình và giải thích hợp lí. Tham khảo:

- Hoàn toàn đồng tình với quan niệm của tác giả.

- Hai câu thơ này của tác giả giống như một lời thúc giục khẩn trương bạn đọc hãy sống nhanh hơn một chút, sống nhiệt huyết và tràn đầy đam mê, nhiệt huyết của chính bản thân mình một chút. Trước khi những điều tốt đẹp sẽ qua đi và khoảnh khắc hạnh phúc sẽ biến mất vĩnh viễn thì con người ta hãy sống nhanh hơn, sống tràn trề năng lượng và nhiệt huyết với ước mơ, đam mê và hoài bão, lí tưởng sống của chính bản thân mình.

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu suy nghĩ về tình cảm của tác giả:

- Hai câu thơ: “Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai/Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn” thể hiện rõ nét, trực tiếp cảm xúc của nhà thơ. Đó là nỗi sợ hãi, lo âu trước khi trôi chảy của thời gian, trước sự mất mát, phai tàn trong ngày mai, trước sự thay đổi của lòng người. Từ đó, nhà thơ hốt hoảng hối thúc lối sống “gấp đi em” nghĩa là sống nhanh lên, gấp gáp.

- Nêu suy nghĩ của bản thân về tình cảm của nhà thơ:

+ Dẫu là nỗi lo sợ, hốt hoảng, nhưng đó là những tình cảm tích cực, tốt đẹp cho thấy một hồn thơ yêu cuộc sống tha thiết, quý trọng thời gian. Từ đó đem lại quan niệm sống đúng đắn, sâu sắc.
+ Khơi gợi, đánh thức mỗi người cách sống, thái độ sống tích cực.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết phục mọi người xung quanh từ bỏ thói quen trì hoãn công việc

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Giới thiệu đối tượng bày tỏ ý kiến; đối tượng giao tiếp.

+ Nêu luận đề và thái độ của người viết về luận đề.

- Thân bài:

Gồm các ý chính (từ 2 luận điểm trở lên)

+ Làm rõ cách hiểu, biểu hiện của quan niệm: từ bỏ thói quen trì hoãn công việc.

+ Nhận thức, phân tích về hậu quả của thói quen trì hoãn công việc.

+ Nêu ngắn gọn quan điểm của bản thân và đề xuất sự điều chỉnh quan niệm và hành động sống…

- Kết bài:

+ Khẳng định vai trò của quan niệm sống đúng, phù hợp với thời đại.

+ Nhận thức, lựa chọn lối sống, hành động của bản thân,…

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi