Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 6)


ĐỀ 6

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản

nghị luận

2

0

4

1

0

1

0

0

50

2

Viết

Viết bài luận về bản thân

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

10

10

20

20

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, quan điểm của người viết.

- Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Vận dụng:

- Tác động của văn bản với bản thân.

2TN

4TN

1TL

1TL

2

Viết

Viết bài luận về bản thân

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận và vấn đề nghị luận.

- Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức).

Thông hiểu:

- Giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm cuộc sống để viết được bài luận về bản thân hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

4TN

1TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cách mạng công nghiệp 4.0 (gọi tắt là cách mạng 4.0) dựa trên nền tảng phát triển công nghệ thông tin, kĩ thuật số, internet, sự kết nối toàn cầu ở nhiều tầng bậc, nhiều lĩnh vực trong cùng một lúc. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ ba đã xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia, dân tộc ở mặt tri thức khoa học và lĩnh vực kinh tế. Sản phẩm từ nền sản xuất vật chất trong cuộc cách mạng này đã bao trùm toàn thế giới và mỗi con người đều có thể sử dụng nó từ bất kì nơi sản xuất nào một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ ba với đặc trưng sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng truyền thông, còn cách mạng 4.0 sử dụng nguồn năng lượng mới, tạo ra vật liệu mới là cơ bản. Cách mạng 4.0 chứng minh tri thức khoa học (đặc biệt là tri thức nhân tạo) có sức mạnh mang tính vật chất to lớn cho phép cải tạo thế giới ở trình độ cao. Công nghệ sinh học, công nghệ na-nô gắn với nó là sức bền vật liệu ra đời. Sự xuất hiện người máy, tự động hóa, dây chuyền sản xuất, điều khiển khoa học ngày càng nhanh chóng, mở rộng và trình độ cao.

Nhờ công nghệ thông tin, kết nối, mở rộng tầm giao lưu, giao tiếp giữa con người với con người qua mạng internet có xu hướng xóa nhòa ranh giới giữa dân tộc về văn hóa. Văn hóa có tính bản địa, tính dân tộc rất sâu sắc thì hiện nay có nguy cơ bị phai nhạt rất lớn. Cùng với nó là các nước lớn muốn thể hiện vai trò, thực hiện tham vọng về lợi ích, mục đích chính trị cũng như ảnh hưởng về văn hóa ngày càng tăng. Các nước lớn sử dụng thành tựu cách mạng 4.0 như một công cụ hữu hiệu để quảng bá văn hóa của mình phục vụ cho mục đích chính trị. Việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của một quốc gia phải đối mặt với những xu hướng ấy một cách toàn diện, trực tiếp và gay cấn nhất từ trước đến nay. Cách mạng 4.0 khiến bất cứ quốc gia, dân tộc và một cá nhân con người không thể thờ ơ, đứng ngoài “vòng xoáy” của nó. Tuy nhiên, tác động của cách mạng 4.0 không chỉ tạo ra thách thức, mà còn có cả cơ hội, thời cơ lớn. Sự kết nối nhờ thành tựu công nghệ thông tin, kĩ thuật số cũng tạo ra những cơ hội cho tiếp xúc, học hỏi được nhiều ở các nước không chỉ về thành tựu văn minh, mà còn về giá trị văn hóa một cách nhanh chóng, cập nhật.

Câu 1. Văn bản trên sử dụng những phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự, nghị luận

B. Miêu tả, thuyết minh

C. Thuyết minh, nghị luận

D. Tự sự, nghị luận

Câu 2. Cách mạng 4.0 đã chứng minh điều gì là sức mạnh mang tính vật chất to lớn cho phép cải tạo thế giới ở trình độ cao?

A. Internet

B. Công nghệ thông tin

C. Kĩ thuật số

D. Trí tuệ nhân tạo

Câu 3. Sự khác biệt giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ ba với cuộc cách mạng 4.0 là gì?

A. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ ba với đặc trưng sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng truyền thống, còn cách mạng 4.0 sử dụng nguồn năng lượng mới

B. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ ba với đặc trưng sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng mới, còn cách mạng 4.0 sử dụng nguồn năng lượng truyền thống

C. Cuộc cách mạng 4.0 chỉ phát triển thêm về trí tuệ nhân tạo

D. Sự thay đổi, phát triển của cuộc cách mạng 4.0 không có gì đáng kể so với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ ba

Câu 4. Đâu không phải là thách thức khi đứng trước cuộc các mạng 4.0?

A. Mở rộng tầm giao lưu, giao tiếp giữa con người với con người qua mạng internet có xu hướng xóa nhòa ranh giới giữa dân tộc về văn hóa

B. Văn hóa có tính bản địa, tính dân tộc rất sâu sắc thì hiện nay có nguy cơ bị phai nhạt rất lớn

C. Các nước lớn muốn thể hiện vai trò, thực hiện tham vọng về lợi ích, mục đích chính trị cũng như ảnh hưởng về văn hóa ngày càng tăng

D. Việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của một quốc gia phải đối mặt với những xu hướng ấy một cách toàn diện, trực tiếp và gay cấn nhất từ trước đến nay

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Cách mạng công nghiệp 4.0 (gọi tắt là cách mạng 4.0) dựa trên nền tảng phát triển công nghệ thông tin, kĩ thuật số, internet, sự kết nối toàn cầu ở nhiều tầng bậc, nhiều lĩnh vực trong cùng một lúc”?

A. Điệp từ

B. Liệt kê

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Câu 6. Vấn đề mà đoan văn thứ hai muốn đề cập là gì?

A. Cơ hội của cuộc cách mạng 4.0

B. Thách thức của cuộc cách mạng 4.0

C. Cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng 4.0

D. Biện pháp khắc phục những thách thức của cuộc cách mạng 4.0

Câu 7. Theo tác giả, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã kế thừa những gì và khác biệt như thế nào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3?

Câu 8. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến “tác động của cách mạng 4.0 không chỉ tạo ra thách thức, mà còn có cả cơ hội, thời cơ lớn” không? Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu lạc bộ mà anh/ chị đang tham gia sắp tới sẽ bầu ban chủ nhiệm khóa mới. Anh/ chị hãy viết một bài luận giới thiệu bản thân để thuyết phục mọi người bỏ phiếu cho mình.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thuyết minh, nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

D. Trí tuệ nhân tạo

0,5 điểm

Câu 3

A. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ ba với đặc trưng sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng truyền thống, còn cách mạng 4.0 sử dụng nguồn năng lượng mới

0,5 điểm

Câu 4

A. Mở rộng tầm giao lưu, giao tiếp giữa con người với con người qua mạng internet có xu hướng xóa nhòa ranh giới giữa dân tộc về văn hóa

0,5 điểm

Câu 5

B. Liệt kê

0,5 điểm

Câu 6

C. Cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng 4.0

0,5 điểm

Câu 7

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã kế thừa và khác biệt với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 như sau:

+ Kế thừa: Sự phát triển của công nghệ thông tin, kĩ thuật số, internet, sự kết nối toàn cầu ở nhiều tầng bậc, nhiều lĩnh vực, năng lượng truyền thống.

+ Khác biệt: Cách mạng 4.0 sử dụng nguồn năng lượng mới, tạo ra vật liệu mới là cơ bản. Cách mạng 4.0 chứng minh tri thức khoa học (đặc biệt là tri thức nhân tạo) có sức mạnh mang tính vật chất to lớn cho phép cải tạo thế giới ở trình độ cao.

1,0 điểm

Câu 8

Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, vì những nguyên nhân sau:

+ Thách thức: vấn đề khoa học kĩ thuật, nguồn nhân lực của nước ta chưa sẵn sàng.

+ Cơ hội: Giao lưu mở rộng kinh tế, văn hóa, tiếp thu thành tựu khoa học của thế giới để thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài luận giới thiệu về bản thân.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết: Mong muốn ứng cử vào ban chủ nhiệm Câu lạc bộ đang tham gia.

- Thân bài:

+ Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điếm.

+ Người viết có thể sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau để thuyết phục Thành viên Câu lạc bộ bỏ phiếu cho mình. Ví dụ, có thể sắp xếp theo trật tự sau:

• Giới thiệu khái quát về bản thân (tên, lớp, hiểu biết, mục đích, mong muốn được tham gia vào Ban chủ nhiệm CLB ...).

• Niềm yêu thích, sự sẵn sàng dành thời gian, tâm huyết,... của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

• Khả năng lãnh đạo: giúp CLB phát triển lớn mạnh và có nhiều hoạt động ý nghĩa hơn.

• Khả năng tham gia hỗ trợ (hoặc tổ chức) các hoạt động lễ hội hay giới thiệu di tích lịch sử, văn hoá của địa phương. Ví dụ: Viết bài giới thiệu, viết nội quy, hướng dẫn khách tham gia lễ hội/ di tích; biên tập, cập nhật thông tin về lễ hội/ di tích trên trang web của địa phương: tham gia tổ chức hoạt động tìm hiểu thực tế cho các đoàn khách, nhất là học sinh, sinh viên và người nước ngoài (nếu em giỏi ngoại ngữ) ...

• Cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Câu lạc bộ và địa phương.

- Kết bài: Khẳng định nguyện vọng, cam đoan về năng lực và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia vào Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi