Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 8)


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

- Nhận biết được nhân vật trữ tình và tình cảm của nhân vật trữ tình gửi gắm.

- Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức và nội dung trong bài thơ trữ tình.

- Hiểu được thông điệp mà bài thơ gửi gắm.

Vận dụng:

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đọc hiểu văn bản thơ.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận.

- Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá.

Thông hiểu:

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi

Nhưng cao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

(Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ 7 chữ

B. Thể thơ 8 chữ

C. Thể thơ tự do

D. Thể thơ lục bát

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 3. Vì sao tác giả lại yêu chuyện cổ nước mình?

A. Vì chuyện cổ vừa nhân hậu lại vừa tuyệt vời sâu xa

B. Vì chuyện cổ rất hay, gắn liền với những kỉ niệm của tác giả

C. Vì tác giả được kể cho nghe chuyện cổ hằng ngày

D. Vì chuyện cổ có nhiều bài học ý nghĩa

Câu 4. Dòng nào không phải là thành ngữ, tục ngữ được gợi ra từ bài thơ?

A. Thương người như thể thương thân

B. Yêu nhau chẳng quản xa gần, mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua

C. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

D. Ở hiền gặp lành

Câu 5. Dòng nào sau đây không phải là giá trị, ý nghĩa của chuyện cổ được thể hiện trong văn bản?

A. Thể hiện truyền thống ân nghĩa, ân tình, vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam

B. Chứa đựng những lời khuyên, lời răn dạy của ông cha, những bài học nhân sinh sâu sắc

C. Là một nguồn tư liệu quý báu để thế hệ sau hiểu về truyền thống, về ông cha mình

D. Thể hiện lòng biết ơn đối với những thế hệ trước

Câu 6. Hai câu thơ “Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà” gợi đến truyện cổ tích nào?

A. Tấm Cám

B. Cây Thị

C. Cô bé lọ lem

D. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Câu 7. “Người thơm” được tác giả nhắc đến là ai và có phẩm chất gì trong các dòng thơ?

A. Cô Tấm – chăm chỉ hiền lành nết na

B. Nhà vua – yêu thương, nhớ mong Tấm

C. Bà cụ – bà lão hiền lành, nhân hậu giúp đỡ Tấm

D. Cám – toan tính hãm hại Tấm

Câu 8. Có mấy truyện cổ tích được gợi ra từ bài thơ trên?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 9. Anh/chị hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ:

“Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”

Câu 10. Những thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bốn câu thơ cuối là gì?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Chuyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ ở phần đọc hiểu.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Thể thơ lục bát

0,5 điểm

Câu 2

B. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

A. Vì chuyện cổ vừa nhân hậu lại vừa tuyệt vời sâu xa

0,5 điểm

Câu 4

C. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

0,5 điểm

Câu 5

D. Thể hiện lòng biết ơn đối với những thế hệ trước

0,5 điểm

Câu 6

A. Tấm Cám

0,5 điểm

Câu 7

C. Bà cụ – bà lão hiền lành, nhân hậu giúp đỡ Tấm

0,5 điểm

Câu 8

B. 3

0,5 điểm

Câu 9

HS nêu ý nghĩa của 2 câu thơ. Gợi ý:

Hai câu thơ ám chỉ những người không có chính kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý người khác, cuối cùng sẽ chẳng đạt được kết quả tốt đẹp, thành công.

1,0 điểm

Câu 10

Cần nêu ra ít nhất hai thông điệp, đảm bảo tính hợp lí và thuyết phục. Gợi ý:

- Thế hệ sau cần trân trọng, lắng nghe lời dạy của cha ông, đó là vốn trí tuệ quý báu của dân tộc.

- Cần giữ gìn truyền thống ân tình, thủy chung của người Việt, phát huy truyền thống đó trong thời kì hội nhập.

- Cần biết giữ gìn và phát huy những giá trị mà chuyện cổ để lại cho thế hệ hiện tại bởi mỗi câu chuyện đều là những viên ngọc quý kết tinh đời sống tâm hồn của cha ông trong quá khứ.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung nghệ thuật của văn bản “Chuyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

+ Khái quát nội dung bài thơ.

- Thân bài:

* Nội dung:

+ Thế hệ sau cần trân trọng, lắng nghe lời dạy của cha ông, đó là vốn trí tuệ quý báu của dân tộc.

+ Cần giữ gìn truyền thống ân tình, thủy chung của người Việt, phát huy truyền thống đó trong thời kì hội nhập.

+ Cần biết giữ gìn và phát huy những giá trị mà chuyện cổ để lại cho thế hệ hiện tại bởi mỗi câu chuyện đều là những viên ngọc quý kết tinh đời sống tâm hồn của cha ông trong quá khứ.

* Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống, vận dụng các truyện cổ tích, các biện pháp tu từ…

- Kết bài:

- Cảm nghĩ của học sinh với những bài học được gợi ra từ bài thơ.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi