Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 10)


ĐỀ 10

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

2

0

4

1

0

1

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

10

10

20

20

0

20

0

20

100

Tỉ lệ %

20%

40%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

- Nhận biết được nhân vật trữ tình và tình cảm của nhân vật trữ tình gửi gắm.

- Nhận biết tác dụng của các biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức và nội dung trong bài thơ trữ tình.

- Hiểu được thông điệp mà bài thơ gửi gắm.

Vận dụng:

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đọc hiểu văn bản thơ.

2TN

4TN

1TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận văn học và vấn đề nghị luận.

- Xác định được vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá.

Thông hiểu:

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1 TL*





Tổng số câu

2TN

4TN

1TL

1TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

GIẤC MƠ CỦA ANH HỀ

(1) Giấc mơ của anh hề
Thấy mình thành triệu phú
Ác-lơ-canh nghèo khổ
Nằm mỉm cười sau tấm màn nhung.

Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Trên đá lạnh người tù
Gặp bầy chim cánh trắng
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt
Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.

(2) Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.

(3) Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa....

(Trích Giấc mơ của anh hề - Lưu Quang Vũ)

Câu 1. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là:

A. Nghị luận

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Tự sự

Câu 2. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ 4 chữ

B. Thơ 5 chữ

C. Thơ 6 chữ

D. Thơ tự do

Câu 3. Trong đoạn trích tác giả đã nhắc đến giấc mơ của những nhân vật nào?

A. Anh hề, người hát xẩm, người tù và kẻ u tối suốt đời cúi mặt

B. Anh hề, người hát xẩm, thằng bé mồ côi, người tù và kẻ u tối suốt đời cúi mặt

C. Anh hề, người hát xẩm, thằng bé mồ côi và kẻ u tối suốt đời cúi mặt

D. Anh hề, thằng bé mồ côi, người tù và kẻ u tối suốt đời cúi mặt

Câu 4. Biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong đoạn (1)?

A. Liệt kê

B. Điệp từ

C. Đối lập

D. Ẩn dụ

Câu 5. Người hát xẩm trong đoạn trích trên có ước mơ gì?

A. Thấy mình thành triệu phú

B. Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ

C. Thấy trong tay có chiếc bánh khổng lồ

D. Thảnh thơi dưới ánh mặt trời

Câu 6. Việc tác giả liệt kê các giấc mơ mang lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

A. Cho thấy giấc mơ chính là khát vọng của mọi người về một hiện thực tươi đẹp, hạnh phúc trong tương lai; đối lập với hiện thực đau khổ ở hiện tại

B. Làm rõ sự tương phản giữa ước mơ và hiện thực

C. Làm tăng giá trị biểu đạt cho đoạn thơ

D. Tất cả các ý trên

Câu 7. Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày

Trong hư ảo người sống phần thực nhất.

Câu 8. Theo anh chị qua phần sau của đoạn trích (từ “Giấc mơ đêm…những bàn tay”), tác giả muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Giang” – Bảo Ninh.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

D. Thơ tự do

0,5 điểm

Câu 3

B. Anh hề, người hát xẩm, thằng bé mồ côi, người tù và kẻ u tối suốt đời cúi mặt

0,5 điểm

Câu 4

C. Đối lập

0,5 điểm

Câu 5

B. Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ

0,5 điểm

Câu 6

D. Tất cả các ý trên

0,5 điểm

Câu 7

Có thể hiểu nội dung của hai dòng thơ:

“Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày

Trong hư ảo người sống phần thực nhất”

- Nếu như cuộc sống ban ngày đầy rẫy sự mệt mỏi thì cuộc sống ban đêm với những giấc mơ sẽ xoa dịu đi sự mệt mỏi đó.

- Tuy nhiên giấc mơ đó cũng chỉ là ảo ảnh, con người vẫn là nên sống và đối diện với hiện thực.

1,0 điểm

Câu 8

Thông điệp: Ước mơ tuy hư ảo nhưng cũng là niềm an ủi, là động lực để chúng ta vươn xa hơn và có động lực sống cuộc sống tốt đẹp hơn. Một người sống không có hoài bão ước mơ sẽ thấy cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Giang” – Bảo Ninh.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Giới thiệu tác phẩm và tác giả.

+ Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

- Thân bài:

* Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” với Giang:

+ Thời gian: những ngày giáp Tết, trời mưa rất mỏng cũng chưa tối hẳn.

+ Địa điểm: cái giếng xây ở đầu trấn.

+ Hoàn cảnh gặp gỡ: khi Giang đang đi gánh nước và nhân vât tôi (tác giả) cũng đến giếng để “rửa ráy qua loa tí chút và xâu lại dép”. Giang giúp “tôi” múc nước.

+ Hành động của Giang:

“Không xối cho tôi tự gột mà cúi mình xuống một tay nghiêng gầu nước dội nhè nhẹ, một tay cô cọ bùn đất ở ngón chân, bàn chân và bắp chân tôi”.

“Cô cọ kĩ cho tôi đôi dép đúc”

→ Hành động ân cần, chu đáo, tinh tế và khéo léo, “ ân tình hồn nhiên”.

+ Thái độ của nhân vật kể chuyện: sững sờ đến bất động, hạnh phúc và biết ơn.

* Cuộc trò chuyện giữa nhân vật “tôi” và Giang tại nhà:

+ Nhà của Giang:

Đi sâu vào ngõ tối, một mình Giang một túp lều nhỏ, mái gianh vách đất.

Một chiếc giường đơn, ngọn đèn hoa kì trên chõng tre, chiếc xe đạp Phượng Hoàng.

→ Hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, thiếu thốn.

+ Giang dọn cơm mời “tôi” dùng bữa. → Ấm áp, mến khách.

+ Cuộc trò chuyện giữa bố Giang và “tôi”:

Bố Giang cũng là trung tá quân đội, là một người đàn ông cao lớn.

Ban đầu sắc mặt nghiêm nghị, nhìn chằm chằm hỏi chuyện.

Nhưng sau dịu nét mặt hơn, mỉm cười, động viên “tôi”.

Cho phép Giang lấy xe đạp đèo “tôi” về đơn vị.

→ Người đàn ông mẫu mực, đường hoàng nhưng cũng rất tình cảm

* Cuộc chia tay giữa Giang và “tôi”:

+ Giang đèo tôi bằng xe đạp vào tận đơn vị ở Bãi Nai.

+ Nhắn nhủ nếu có cơ hội hoặc Tết mời đến nhà Giang chơi.

+ Chiêm nghiệm của tác giả về cuộc sống chiến tranh khốn khó, nhiều mất mát đau thương.

→ Cuộc chia tay đầy xúc động, bịn rịn. Bên cạnh đó là những chiêm nghiệm về nỗi đau, những tổn thất quá lớn mà chiến tranh gây ra.

* Tổng kết:

+ Về nội dung: Văn bản tái hiện cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật “tôi”, đằng sau nó ẩn chứa đầy ắp tình thương, tình người của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì, gian khổ nhưng huy hoàng.

+ Về nghệ thuật: Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng. Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về văn bản.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi