Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 6)


ĐỀ 6

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thần thoại

5

0

3

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thần thoại

Nhận biết:

- Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong truyện thần thoại.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân.

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

5TN

3TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của bài thơ.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm thơ.

- Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

5TN

3TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

NỮ THẦN A-THÊ-NA

Trong số các vị thần của thế giới Ô-lim-pi-a thì sự ra đời của nữ thần A-thê-na kì lạ hơn cả. Đối với các vị thần tất nhiên sự sinh ra đã khác thường rồi, nhưng A-thê-na thần kì hơn. Nàng không phải do mẹ sinh ra mà do bố sinh ra, và sinh ra...từ đầu!

Dớt mắc chứng đau đầu rất dữ, đau từng cơn ong ong, lục ục trong đầu. Trong một cơn đau muốn nổ tung óc, Dớt gọi thần Hê-phai-xtốt lại và ra lệnh: “Lấy búa bổ đầu ta ngay, làm ngay đi...”. Hê-phai-xtốt do dự trước cái lệnh kì quái đó, nhưng Dớt trừng mắt quát: “Bổ đi! Làm ngay đi!...” – Thế là Hê-phai-xtốt nghe lời Dớt. Chàng nâng cây búa nặng ngàn cân lên, dùng sức giáng vào đầu Dớt. Chát một cái! Hê-phai-xtốt rùng mình. Sọ của Dớt nứt toác ra, và từ kẽ nứt nhảy ra một người thiếu nữ mặc nhung y, võ phục gọn gàng, tay kiếm cung, mắt sáng long lanh, tiếng to như sấm. Vừa nhảy khỏi đầu Dớt, nàng liền hét một tiếng vang động cả trời đất như khi xung trận. Đó là A-thê-na, vị thần của trí tuệ, tri thức và chiến trận. A-thê-na đội mũ trụ đồng sáng loáng, mặc áo choàng dài, thường khi tay khoác khiên, đứng uy nghi oai phong lẫm liệt như một nam thần. Vì là nữ thần của trí tuệ, tri thức nên A-thê-na đã sáng tạo ra biết bao nhiêu điều để dạy cho người dân Hy Lạp. Nàng đã ban cho người trần thế cái cày cái bừa để họ có thể làm ruộng, trồng lúa, trồng nho. Nàng trao cho người phụ nữ cái xa quay sợi và khung cửi dệt. Nàng dạy cho họ nghề dệt khéo léo và công phu để họ có thể dệt nên tấm vải dày, mỏng tùy theo ý thích với màu sắc rực rỡ như lòng họ mong muốn. Vì thế người xưa gọi nàng là “A-thê-na Ergana” nghĩa là “thợ giỏi”. Nàng còn đặt ra các thiết chế, luật pháp cho các đô thị, để con người biết cách cai quản, điều hành cuộc sống của mình được trật tự và công bằng. Vì là nữ thần trí tuệ, tri thức nên nàng được Dớt sinh ra từ... đầu, hay cũng vì sinh từ đầu Dớt mà nàng phải là vị nữ thần của trí tuệ, tri thức? Do đó một chức năng nữa mà A-thê-na phải đảm nhận là: đảm bảo cho khoa học và kĩ thuật ở các đô thị phát triển rực rỡ, phục vụ hữu hiệu cho con người.

A-thê-na thường có một biệt danh quen thuộc là Palax. Người xưa giải thích, sở dĩ nàng có biệt danh này là do nàng đã đánh bại được tên khổng lồ Palax trong một trận giao tranh ác liệt. Để ghi nhớ chiến công hiển hách của mình, A-thê-na lột da địch thủ căng lên tấm khiên. [...] A-thê-na tham dự khá nhiều chuyện của thế giới thiên đình và thế giới loài người. Đối với người Hy Lạp cổ xưa, A-thê-na mang lại cho họ cuộc sống văn minh hơn. Nàng là nữ thần của tri thức. Nàng là ánh sáng của khoa học, kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật soi rọi xuống cuộc sống tối tăm của con người. Nàng còn là nữ thần của chiến trận, chiến thắng. A-then một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Hy Lạp ngày xưa và thủ đô của Hy Lạp ngày nay, là đô thị mang tên nữ thần A-thê-na, và được nữ thần A-thê-na bảo hộ. Con vật gắn bó với nữ thần A-thê-na là con cú mèo. Vì thế, nữ thần thường có những định ngữ kèm theo: A-thê-na có đôi mắt cú mèo, A-thê-na có đôi mắt màu xanh lục... Ngày nay trong văn học các nước Phương Tây, cái tên A-thê-na hoặc Mi-nen-vơ có một nghĩa bóng là: “người đàn bà thông minh”, “người phụ nữ trí tuệ”, “thông tuệ”. Từ đó con cú của nữ thần A-thê-na cũng tượng trưng cho sự hiểu biết, thông minh, trí thức.

(Trích Thần thoại Hy Lạp, Nguyễn Văn Khỏa, NXB Văn học, 2014, tr.97-98)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2: A-thê-na là nữ thần đại diện cho:

A. Văn minh của nhân loại

B. Hôn nhân, gia đình và những đứa trẻ

C. Tình yêu và tự do

D. Trí tuệ, tri thức và chiến trận

Câu 3: A-thê-na khi sinh ra được miêu tả như thế nào?

A. Đẹp lộng lẫy, uy nghiêm, cánh tay trắng muốt

B. Đẹp ngời ngợi như một đóa hoa mới nở, khuôn mặt diễm lệ

C. Uy nghi, oai phong lẫm liệt như một nam thần

D. Xinh đẹp, kiều diễm với những ngón tay hồng hồng

Câu 4: Dòng nào dưới đây không phải là chi tiết hoang đường kì ảo trong văn bản?

A. Nữ thần A-thê-na không phải do mẹ sinh ra mà do bố sinh ra, và sinh ra từ đầu

B. Sọ của Dớt nứt toác ra, và từ kẽ nứt nhảy ra một người thiếu nữ mặc nhung y, võ phục gọn gàng, tay kiếm cung, mắt sáng long lanh, tiếng to như sấm

C. A-thê-na đội mũ trụ đồng sáng loáng, mặc áo choàng dài, thường khi tay khoác khiên, đứng uy nghi oai phong lẫm liệt như một nam thần

D. A-thê-na đánh bại được tên khổng lồ Palax, lột da hắn căng lên tấm khiên

Câu 5: A-thê-na phải đảm nhiệm những chức năng gì?

A. Giữ lửa cho mỗi gia đình

B. Đảm bảo sự no ấm và dư giả

C. Đảm bảo cho hòa bình và ngăn chặn thiên tai

D. Đảm bảo cho khoa học và kĩ thuật ở các đô thị phát triển rực rỡ, phục vụ hữu hiệu cho con người

Câu 6: Trong văn học phương Tây, cái tên A-thê-na có ý nghĩa là gì?

A. Người đàn bà thông minh

B. Người phụ nữ xinh đẹp

C. Nữ thần chiến tranh

D. Nữ thần tình yêu

Câu 7: Hình tượng con cú mèo gắn bó với thần A-thê-na biểu trưng cho điều gì?

A. Sức mạnh và sự dẻo dai

B. Sự đa nghi và thủ đoạn hiểm độc

C. Sự hiểu biết, thông minh, trí thức

D. Tầm nhìn xa dự đoán trước được tương lai

Câu 8: Sự ra đời của nữ thần A-thê-na trong câu chuyện có ý nghĩa gì?

A. Ca ngợi sức mạnh của nhà nước A-then cổ đại

B. Ca ngợi, tự hào về trí tuệ và tài năng của con người

C. Phản ánh những xung đột xã hội căng thẳng

D. Phản ánh công cuộc khám phá đại dương của người Hy Lạp cổ

Câu 9: Theo anh/chị, có thể lược bỏ chi tiết nữ thần A-thê-na sinh ra từ đầu của thần Dớt trong văn bản hay không? Vì sao?

Câu 10: Anh/chị hiểu thế nào về những công lao của nữ thần A-thê-na đối với đời sống người A-then cổ đại?

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn phân tích về một vẻ đẹp của bài thơ sau:

MÙA HOA MẬN

Cành mận bung trắng muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ

Cành mận bung trắng muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già hối hả làm đu

Cành mận bung trắng muốt

Nhà trình tường ủ nếp hương

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về…

(Tháng Chạp,2006

(Thuyền đuôi én, NXB Văn hoá dân tộc, Hà nội 2009, Chu Thùy Liên)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

D. Trí tuệ, tri thức và chiến trận

0,5 điểm

Câu 3

C. Uy nghi, oai phong lẫm liệt như một nam thần

0,5 điểm

Câu 4

C. A-thê-na đội mũ trụ đồng sáng loáng, mặc áo choàng dài, thường khi tay khoác khiên, đứng uy nghi oai phong lẫm liệt như một nam thần

0,5 điểm

Câu 5

D. Đảm bảo cho khoa học và kĩ thuật ở các đô thị phát triển rực rỡ, phục vụ hữu hiệu cho con người

0,5 điểm

Câu 6

A. Người đàn bà thông minh

0,5 điểm

Câu 7

C. Sự hiểu biết, thông minh, trí thức

0,5 điểm

Câu 8

B. Ca ngợi, tự hào về trí tuệ và tài năng của con người

0,5 điểm

Câu 9

- Không thể lược bỏ chi tiết nữ thần A-thê-na sinh ra từ đầu của thần Dớt

- Vì A-thê-na là nữ thần của trí tuệ mà phần đầu của Dớt đại diện cho sự thông minh, hiểu biết

=> A-thê-na sinh ra từ sự thông tuệ của Dớt

1 điểm

Câu 10

- Ngợi ca trí tuệ, sự thông minh và bàn tay khéo léo của con người

- Lí giải cho sự ra đời của luật pháp và các nguyên tắc cư xử của xã hội...

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Mùa hoa mận”.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, và nội dung bao quát của tác phẩm “Mùa hoa mận”.

- Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Nội dung: Bài thơ gợi tả khung cảnh mùa hoa mận nở. Cành mận nở là thời điểm báo hiệu mùa xuân, mùa của Tết, của lễ hội. Khoảnh khắc thời gian đó mang đến niềm vui cho người con gái, con trai, trẻ thơ, người già, cha, mẹ…, mang đến cho ngôi nhà sự ấm cúng. Bài thơ là tiếng lòng yêu quê hương, trân trọng nét đẹp văn hoá của dân tộc của nhân vật trữ tình.

+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng kết hợp với các biên pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ, nhân hoá…được sử dụng sáng tạo đã khắc hoạ bức tranh xuân nên thơ, ấm cúng. Đó cũng là nét phong cách trong sáng tác của Chu Thuỳ Liên.

+ Đánh giá giá trị thẩm mỹ và giá trị nhân bản của bài thơ mang lại cho người đọc

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi