Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 7)


ĐỀ 7

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện kể

5

0

3

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện kể

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được sự kiện, cốt truyện, không gian, thời gian, người kể chuyện và nhân vật.

Thông hiểu:

- Xác định được nghĩa của từ, trật tự từ trong câu, đoạn văn, từ Hán – Việt được sử dụng trong văn bản,

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

5TN

3TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

5TN

3TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trong năm Quang Thái đời nhà Trần, người ở Hóa Châu tên là Từ Thức, vì có phụ ấm được bổ làm tri huyện Tiên Du. Bên cạnh huyện có một tòa chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kì hoa nở thì người các nơi đến xem đông rộn rịp, thành một đám hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng Hai năm Bính Tý (niên hiệu Quang Thái thứ chín (1396) đời nhà Trần), người ta thấy có cô con gái, tuổi độ mười sáu, phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà gãy khấc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ Thức cũng có mặt ở đám hội, thấy vậy động lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen quan huyện là một người hiền đức.

Song Từ Thức vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại thường bị quan trên quở trách rằng:

- Thân phụ thầy làm đến đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao!

Từ than rằng:

- Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh. Âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu vậy.

Bèn cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về. Vốn yêu cảnh hang động ở huyện Tống Sơn, nhân làm nhà tại đấy để ở. Thường dùng một thằng nhỏ đem một bầu rượu, một cây đàn đi theo, mình thì mang mấy quyển thơ của Đào Uyên Minh, hễ gặp chỗ nào thích ý thì hí hửng ngả rượu ra uống. Phàm những nơi nước tú non kì như núi Chích Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga, không đâu không từng có những thơ đề vịnh.

(Trích Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ,

NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.112-113)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại truyện nào?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Truyền kì

D. Thơ văn xuôi

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 3: Theo đoạn trích, chức quan của nhân vật Từ Thức là gì?

A. Đại thần

B. Tri huyện

C. Tri phủ

D. Tổng đốc

Câu 4: Trong đám hội xem hoa, tại sao cô gái bị người coi hoa bắt giữ lại?

A. Cô gái có nhan sắc xinh đẹp

B. Cô gái vịn một cành hoa, không may cành giòn mà gãy khấc

C. Cô gái tuổi độ mười sáu đến hội ấy xem hoa

D. Người các nơi đến xem đông rộn rịp

Câu 5: Nhân vật Từ Thức là người có tính cách như thế nào?

A. Không ưa kiềm thúc

B. Không kiêu căng

C. Tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh

D. Ngang ngược

Câu 6: Hành động nào khiến Từ Thức được khen là người hiền đức?

A. Dùng áo cừu gấm trắng của mình chuộc lỗi cho người con gái

B. Cởi trả ấn tín, bỏ quan mà về

C. Thích đàn, ham thơ, mến cảnh

D. Việc sổ sách bỏ ùn cả lại

Câu 7: Tại sao quan trên lại hay quở trách Từ Thức?

A. Chàng cởi tấm áo cừu gấm trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy

B. Thân phụ Từ Thức làm đến đại thần

C. Tính của chàng hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại

D. Yêu cảnh hang động ở huyện Tống Sơn, nhân làm nhà tại đấy để ở

Câu 8: Câu nói “Ta không thể vì số lương năm đấu gạo đỏ mà buộc mình trong áng lợi danh.” Thể hiện điều gì?

A. Đề cao danh lợi

B. Trói buộc trong danh lợi

C. Thích ngao du sơn thủy

D. Yêu cuộc sống tự do, phóng khoáng

Câu 9: Anh/chị hiểu gì về tâm hồn nhân vật Từ Thức qua chi tiết chàng đề thơ vịnh cảnh ở nhiều nơi?

Câu 10: Anh/chị có đồng tình với quan điểm, thái độ của Từ Thức khi trả ấn tín từ quan không? Lí giải điều đó bằng quan điểm của mình.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

BÍ ẨN SỨC MẠNH ĐẠI BÀNG – “CHÚA TỂ BẦU TRỜI”

[…] Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi, có thể xem là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao nhất. Thế nhưng trước khi đạt đến độ tuổi nàу, đại bàng phải trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt và đầy đau đớn.

Năm 40 tuổi, mỏ đại bàng trở nên yếu đi. Bộ lông trở nên quá dày và nặng, rất khó để có thể bay nhanh và bay cao lên không trung. Đâу là lúc mà đại bàng phải đưa ra hai quуết định: Nằm chờ chết hoặc phải tự trải qua một cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngàу.

Tại tổ đại bàng trên đỉnh núi, nó sẽ đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi gãy rời rɑ. Khi mỏ mới hình thành, nó lại bắt đầu bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt. Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành.

Một quá trình lột xác đầу đau đớn... mà chắc chắn nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua.

Thực hiện yêu cầu:

Bài học mà anh/chị tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên? Anh/chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

D. Trí tuệ, tri thức và chiến trận

0,5 điểm

Câu 3

B. Tri huyện

0,5 điểm

Câu 4

B. Cô gái vịn một cành hoa, không may cành giòn mà gãy khấc

0,5 điểm

Câu 5

C. Tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh

0,5 điểm

Câu 6

A. Dùng áo cừu gấm trắng của mình chuộc lỗi cho người con gái

0,5 điểm

Câu 7

C. Tính của chàng hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại

0,5 điểm

Câu 8

C. Thích ngao du sơn thủy

0,5 điểm

Câu 9

Tâm hồn nhân vật Từ Thức: tâm hồn lãng mạn, bay bổng; say mê vẻ đẹp thiên nhiên; ham thích tiêu dao, du ngoạn.

1 điểm

Câu 10

HS trình bày theo cảm nhận của mình, có thể lựa chọn đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải thuyết phục.

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Dũng cảm, kiên cương vượt qua thử thách.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Ý nghĩa văn bản: Câu chuyện kể về hành trình lột xác đầy đau đớn của loài chim đại bàng gợi suy tưởng về bài học làm người: con người cần phải đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống một cách dũng cảm, kiên cường và đầy nghị lực.

- Bàn luận:

+ Trong cuộc đời mỗi con người, nhiều lúc phải đương đầu với những thử thách khắc nghiệt buộc chúng ta phải lựa chọn hoặc là cúi đầu chấp nhận hoặc là dũng cảm kiên cường vượt qua.

+ Muốn trưởng thành, thành công con người phải đối mặt với khó khăn, thử thách, phải trở nên bản lĩnh mạnh mẽ, chiến thắng nỗi sợ hãi.

+ Để đối mặt với khó khăn, thử thách, trở ngại, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kĩ năng, tri thức.

+ Chứng minh qua các tấm gương tiêu biểu.

- Mở rộng: Phê phán những kẻ yếu đuối, e dè, thiếu quyết đoán khi đối mặt với khó khăn, thử thách.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi