Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 2)


ĐỀ 2

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện kể

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện kể

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được sự kiện, cốt truyện, không gian, thời gian, người kể chuyện và nhân vật.

Thông hiểu:

- Xác định được nghĩa của từ, trật tự từ trong câu, đoạn văn, từ Hán – Việt được sử dụng trong văn bản,

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHUỘT NHẮT, CHIM SẺ VÀ DỒI NƯỚNG

(1) Ngày xửa ngày xưa, có một con chuột nhắt sống chung với chim sẻ và dồi nướng. Chúng sống chung với nhau rất hòa thuận, ăn nên làm ra. Công việc của chim sẻ là hàng ngày vào rừng kiếm củi mang về, còn chuột nhắt thì đi xách nước, nhóm lửa chất bếp và dọn bàn ăn, việc nấu nướng thì do dồi đảm nhiệm.

(2) Một hôm, dọc đường bay vào rừng kiếm củi chim sẻ gặp một con chim sẻ khác, nó kể cho con kia nghe về đời sống sung sướng của mình, nói là mình số sướng. Con chim kia nói rằng thế đâu có phải là sung sướng, công việc nặng nhọc sớm tối mình làm cả, còn hai đứa kia ru rú ở nhà cả ngày chỉ có bếp núc, nấu nấu nướng nướng. Xách nước, nhóm bếp xong là chuột có thể về buồng mình nằm nghỉ, chờ khi nấu xong ra dọn bàn ăn. Còn dồi thì chỉ có mỗi việc là đứng coi nồi cháo. Trước khi mang cháo lên ăn bao giờ dồi cũng cho tay vào nồi quấy bốn lần cho rau, cháo đều lên, nếm thử xem mắm muối đủ chưa. Khi chim mang được củi từ rừng về thì hai đứa kia đã ngồi chực sẵn bên bàn, ăn no chúng đi ngủ, làm một giấc ngon lành cho tới sáng hôm sau mà chẳng hề bận tâm lo lắng gì cả. Sống như thế thì ai chẳng bảo là sướng.

(3) Nghe con chim kia xúi, hôm sau chim sẻ ghen tị, không chịu đi lấy củi nữa, nói rằng nô lệ cho cả bọn thế là đủ rồi, chả nhẽ suốt đời điên như vậy sao. Phải thay đổi mới được. Giờ luân phiên nhau làm. Chuột nhắt và dồi nướng ra sức khuyên can nhưng chim vẫn không chịu, cho mình là trụ cột nên hai đứa kia phải theo. Phải liều một phen mới được! – Chim nghĩ bụng vậy. Giờ thì công việc nặng nhọc dành cho dồi, dồi phải đi kiếm củi mang về, chuột nấu nướng, việc của chim là lấy nước, nhóm bếp, dọn bàn ăn.

Dồi vào rừng kiếm củi, chim nhóm bếp, chuột đặt nồi lên bếp, cả hai ngồi đợi dồi mang củi về nhà để hôm sau dùng. Đợi mãi chẳng thấy bóng dáng dồi đâu cả. Chắc là có chuyện gì xảy ra đây, chim cất cánh bay đi kiếm. Mới bay được một quãng chim thấy một con chó nhỏ xông tới chỗ dồi, giơ mõm ra ngoạm ngay lấy dồi quật xuống đất. Chim sà xuống, phản đối chó, cho như thế là cướp dọc đường, chó chẳng thèm nghe, nó còn nói rằng nhận được một bức thư nặc danh kể tội dồi, vì vậy dồi phải đền mạng là đúng lắm rồi.

(4) Buồn bực, chim mang củi về nhà và kể cho chuột nghe những điều tai nghe mắt thấy. Nghe xong cả hai buồn rười rượi, hứa với nhau sẽ gắng hết sức mình làm việc, luôn luôn ở bên nhau. Chim dọn bàn ăn, chuột đi quấy cháo cho đều. Bắt chước dồi, chuột cho hai chân trước vào quấy cháo, rau đều lên, nhưng mới thò xuống chuột đã bị bỏng, ngã lăn tõm vào nồi cháo nóng, bị bỏng lột hết cả lông, da và bỏ mạng trong nồi cháo nóng.

Khi chim vào bếp tính mang nồi cháo lên để ăn thì chẳng thấy đầu bếp đâu cả. Chim lấy que củi gõ chỗ này chỗ kia, gọi í ới mà chẳng thấy có tiếng trả lời, tìm mãi mà chẳng thấy tăm hơi đầu bếp. Trong lúc chim xục xạo tìm chuột không may lửa cháy bén sang đống củi gần đó, lửa cháy bùng lên, chim chạy vội đi lấy nước, cuống cả lên chim vấp ngã nhào thẳng xuống giếng cùng với thiếc thùng mang theo, thùng chìm, bị dây thừng quấn chân, chim cũng chìm theo và bị chết đuối dưới giếng.

(Nguồn: thegioicotich.vn)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyện cười

B. Truyện cổ tích

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện thần thoại

Câu 2: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản trên?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 3: Câu chuyện xoay quanh những nhân vật chính nào?

A. Hai chú chim sẻ, chuột nhắt và dồi nướng

B. Chó, chim sẻ, chuột nhắt và dồi nướng

C. Chim sẻ, chuột nhắt và dồi nướng

D. Hai chú chim sẻ, chuột nhắt, chó và dồi nướng

Câu 4: Đoạn văn nào trong văn bản thể hiện nội dung: Phân công lại công việc cho chuột, chim, dồi nướng và sự việc dẫn đến cái chết của dồi?

A. Đoạn (1)

B. Đoạn (2)

C. Đoạn (3)

D. Đoạn (4)

Câu 5: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về nhân vật chim sẻ?

A. Yêu thương bạn bè, nhận công việc nặng nhọc đi gánh nước

B. Thờ ơ trước cái chết của dồi nướng

C. Không giữ vững lập trường, dễ bị lung lay, xúi giục

D. Không nghe lời xúi giục của chú chim sẻ khác, tin tưởng bạn bè

Câu 6: Câu văn nào thể hiện đầy đủ nhất nội dung của đoạn (2) trong văn bản trên?

A. Nghe con chim sẻ khác xúi, sẻ ghen tị, cho rằng lâu nay mình là nô lệ của cả bọn. Sẻ cho mình là trụ cột nên hai đứa kia phải theo. Phân công cho dồi việc nặng nhọc nhất là đi kiếm củi mang về

B. Dồi vào rừng kiếm củi, lâu không về, sẻ lo lắng liền cất cánh bay đi kiếm tìm

C. Từ lời sẻ kể, con chim kia cho rằng việc nặng nhọc sẻ làm cả, hai đứa kia chỉ ru rú ở nhà nên đây không phải là cuộc sống sung sướng

D. Dọc đường bay vào rừng kiếm củi chim sẻ gặp một con chim sẻ khác, nó kể cho con kia về cuộc sống sung sướng của mình. Con chim kia cảm thấy ghen tị với sự sung sướng của nó

Câu 7: Cái chết của chuột và chim sẻ là do đâu?

A. Chuột bị bỏng, bỏ mạng trong nồi cháo do bắt chước dồi quấy cháo, chim sẻ chết đuối dưới giếng do vội đi lấy nước dập lửa không may vấp ngã nhào xuống giếng

B. Chuột bị bỏng, bỏ mạng trong nồi cháo do bắt chước dồi quấy cháo, chim sẻ chết cháy do xục xạo tìm chuột không may lửa cháy bén sang đống củi gần đó

C. Chuột bị chó cướp củi dọc đường và ngoặm chết, chim sẻ chết cháy do xục xạo tìm chuột không may lửa cháy bén sang đống củi gần đó

D. Chuột bị chó cướp củi dọc đường và ngoặm chết, chim sẻ chết đuối dưới giếng do vội đi lấy nước dập lửa không may vấp ngã nhào xuống giếng

Câu 8: Văn bản đã đem thông điệp ý nghĩa nào đến chúng ta trong cuộc sống?

A. Nên phát huy khả năng vốn có của bản thân mình, lắng nghe ý kiến của mọi người có chọn lọc, tránh ghen tị, đố kị để dẫn đến hậu quả không mong muốn

B. Không nên tin lời bất cứ ai, bời lời nói có thể khiến chúng ta lung lay trước mọi ý kiến

C. Nên yêu thương, quan tâm bạn bè, đừng vì như chim sẻ vừa bỏ mạng và vừa khiến tình bạn chia rẽ, không đoàn kết

D. Tránh tiếp xúc với nhiều người để khiến bản thân không giữ vững được lập trường

Câu 9: Nêu vai trò của nhân vật “con chim sẻ khác” xuất hiện trong văn bản.

Câu 10: Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu ba phẩm chất của con người cần có trong các mối quan hệ của cuộc sống hiện nay.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Đọc truyện ngắn:

CA CẤP CỨU THÀNH CÔNG

Ngày 31 tháng 12 năm 1989.

Đêm khuya. Trong một phòng bệnh tại một bệnh viện.

Giám đốc Chu của Xưởng sản xuất cán nguội đứng ngồi không yên, cứ chốc chốc lại đưa tay lên nhìn đồng hồ, lòng ông như lửa đốt dõi theo một bệnh nhân đang nằm hôn mê trên giường bệnh.

Nửa tháng trước, thành phố có thông báo sau Tết sẽ tổ chức Hội nghị giao lưu kinh nghiệm dây chuyền sản xuất an toàn, biểu dương các đơn vị tiên tiến. Xưởng sản xuất cán nguội của ông Chu được chỉ định có bài phát biểu quan trọng trong cuộc họp ấy.

Giám đốc Chu lập tức cho gọi những nhân viên ưu tú lên, trực tiếp giao nhiệm vụ soạn thảo bài phát biểu và giám sát rất cẩn thận. Mọi người đã làm việc rất nỗ lực và qua mười ngày mười đêm, cuối cùng họ đã thảo xong được một bài phát biểu cả chục ngàn chữ. Trong bài phát biểu giới thiệu rất tỉ mỉ về tư tưởng chỉ đạo cơ bản của xưởng sản xuất, đó là: Trong năm, xưởng không để xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào. Ngoài ra, bài phát biểu còn đề cập đến những kinh nghiệm để đảm bảo an toàn lao động. Giám đốc Chu sẽ đích thân đọc bài phát biểu này tại hội nghị.

Vậy mà, trong giờ phút hết sức quan trọng ấy, ở xưởng sản xuất của ông lại xảy ra sự cố nghiêm trọng về an toàn lao động đến vậy!

Bệnh nhân vẫn chìm trong tình trạng hôn mê. Các bác sĩ đã tiến hành truyền máu, tiêm, tiếp o-xi... Nhưng, tất cả dường như đều không chút tác dụng!

Giám đốc Chu khẩn cầu bác sĩ: “Bác sĩ à, mong ông hãy nghĩ trăm phương ngàn kế giúp tôi, làm sao để kéo được sự sống cho bệnh nhân này, chỉ cần ông ấy không chết trong năm nay là được. Nếu được vậy, xưởng chúng tôi sẽ gửi một vạn đồng để cảm ơn bệnh viện”.

Trên giường bệnh, bệnh nhân vẫn nhọc nhằn từng đợt thở thoi thóp. Xung quanh, mười mấy bác sĩ và y tá vẫn túc trực.

Thời gian trôi đi từng giây chậm chạp. Bầu không khí trong phòng bệnh vô cùng căng thẳng.

Và… bệnh nhân đã trút hơi thở cuối cùng. Tiếng khóc của người thân nức nở, vảng vất trong đêm tối.

Giám đốc Chu và các bác sĩ, mọi người không hẹn mà cùng giơ tay lên nhìn đồng hồ. Kim đồng hồ lúc đó chỉ đúng 0 giờ 1 phút.

“Tốt rồi, tốt quá rồi!”, Giám đốc Chu vô cùng xúc động, ra bắt tay từng vị bác sĩ: “Cảm ơn các bác sĩ, cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm!”

(Phàn Phát Giá, trích từ Truyện ngắn Trung Quốc hiện đại, nhiều tác giả, NXB HNV, 2003, tr.49-50)

Thực hiện yêu cầu:

Nhan đề phản ánh khía cạnh nội dung nào của tác phẩm? Anh/chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Truyện ngụ ngôn

0,5 điểm

Câu 2

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 3

C. Chim sẻ, chuột nhắt và dồi nướng

0,5 điểm

Câu 4

C. Đoạn (3)

0,5 điểm

Câu 5

C. Không giữ vững lập trường, dễ bị lung lay, xúi giục

0,5 điểm

Câu 6

C. Từ lời sẻ kể, con chim kia cho rằng việc nặng nhọc sẻ làm cả, hai đứa kia chỉ ru rú ở nhà nên đây không phải là cuộc sống sung sướng

0,5 điểm

Câu 7

A. Chuột bị bỏng, bỏ mạng trong nồi cháo do bắt chước dồi quấy cháo, chim sẻ chết đuối dưới giếng do vội đi lấy nước dập lửa không may vấp ngã nhào xuống giếng

0,5 điểm

Câu 8

A. Nên phát huy khả năng vốn có của bản thân mình, lắng nghe ý kiến của mọi người có chọn lọc, tránh ghen tị, đố kị để dẫn đến hậu quả không mong muốn

0,5 điểm

Câu 9

Vai trò của nhân vật “con chim sẻ khác” xuất hiện trong văn bản: tạo tình huống cho văn bản trên dẫn đến xảy ra sự việc nút thắt cho văn bản, giúp ta thấy được vai trò quan trọng của mỗi con vật trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra, cũng rút ra bài học về việc giữ vững lập trường của bản thân trong mọi vấn đề xảy ra.

1 điểm

Câu 10

- HS nêu ba phẩm chất của con người cần có trong các mối quan hệ của cuộc sống hiện nay.

Ví dụ:

+ Tôn trọng lẫn nhau

+ Tin cậy

+ Tính nhất quán,…

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn “Ca cấp cứu thành công”.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Ca cấp cứu không thành công trong việc cứu người, mà thành công trong việc cứu căn bệnh thành tích. Nhan đề giễu nhại sâu cay bệnh thành tích, thói dối trá, nhẫn tâm.

- Nhan đề “Ca cấp cứu thành công” vừa gợi mở cách hiểu vừa hàm chứa thái độ đánh giá.

- Đánh giá chung:

+ Nhan đề phù hợp, khó thay thế; góp phần làm nên giá trị, sức dẫn của truyện.

+ Tài năng nghệ thuật và lòng nhân đạo của tác giả.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi