Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 9)


ĐỀ 9

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thần thoại

5

0

3

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thần thoại

Nhận biết:

- Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong truyện thần thoại.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân.

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

5TN

3TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Nhận biết:

- Xác định được đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Nêu được thói quen hay quan niệm mang tính tiêu cực, cần phải từ bỏ.

- Xác định rõ được mục đích (khuyên người khác từ bỏ thói quan/ quan niệm), đối tượng nghị luận (người/ những người mang thói quen/ quan niệm mang tính tiêu cực).

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Mô tả, lí giải được những khía cạnh mang tính tiêu cực, bất lợi của thói quen, quan niệm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

Thể hiện được thái độ tôn trọng với đối tượng thuyết phục; chỉ ra được lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp của phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho lập luận.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

5TN

3TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

HẬU NGHỆ VÀ HẰNG NGA

Truyền thuyết kể rằng Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ganh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hãy bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành chơi. Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời. Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc.

Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.

Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày Tết Trung thu (rằm tháng 8), hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như để nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.

(Sưu tầm)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện thần thoại

C. Truyện cổ tích

D. Truyện truyền kì

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong văn bản trên?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3: Vì sao Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung?

A. Bị ganh ghét, vu oan

B. Có tội với thiên đình

C. Lấy trộm linh dược

D. Vô tình giết hại sinh linh

Câu 4: Khi tất cả mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày, tai họa nào đã ập đến?

A. Sinh linh trên mặt đất bị thiêu cháy

B. Con người trên mặt đất bị tiêu diệt

C. Các vị thần tiên bị mất hết phép thuật

D. Trái Đất không còn ngày và đêm

Câu 5: Dòng nào dưới đây không phải là chi tiết hoang đường kì ảo trong văn bản?

A. Cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian

B. Vua Nghiêu đã cho Hậu Nghệ một viên thuốc trường sinh bất lão

C. Hằng Nga đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống để nàng còn quay về với người chồng

D. Cứ mỗi năm một lần, Hậu Nghệ và Hằng Nga được đoàn viên với nhau vào ngày Tết Trung thu

Câu 6: Vì sao Hằng Nga kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra những viên thuốc giống linh dược?

A. Hằng Nga muốn trường sinh bất tử

B. Hằng Nga mong nhớ, muốn quay về với Hậu Nghệ

C. Hằng Nga muốn đem sự bất tử đến cho mọi người

D. Hằng Nga muốn đền ơn vua Nghiêu

Câu 7: Chi tiết Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

A. Tài giỏi

B. Thông minh

C. Bao dung

D. Thủy chung

Câu 8: Chi tiết mặt trăng luôn thật sáng và tròn vào ngày Tết trung thu đã thể hiện ý nghĩa gì?

A. Ngợi ca sự xinh đẹp của Hằng Nga

B. Ngợi ca công lao của Hậu Nghệ

C. Tình yêu của Hậu Nghệ và Hằng Nga

D. Niềm vui, sự hân hoan khi gặp mặt con người

Câu 9: Anh/chị hãy nêu nhận xét về ý nghĩa chi tiết Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời.

Câu 10: Sau khi bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian. Từ chi tiết này, anh/chị quan niệm như thế nào về khả năng thích ứng của con người trước thử thách? (Trả lời bằng 4-5 câu)

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt trong lớp học.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Truyện thần thoại

0,5 điểm

Câu 2

C. Tự sự

0,5 điểm

Câu 3

A. Bị ganh ghét, vu oan

0,5 điểm

Câu 4

A. Sinh linh trên mặt đất bị thiêu cháy

0,5 điểm

Câu 5

A. Cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian

0,5 điểm

Câu 6

B. Hằng Nga mong nhớ, muốn quay về với Hậu Nghệ

0,5 điểm

Câu 7

A. Tài giỏi

0,5 điểm

Câu 8

D. Niềm vui, sự hân hoan khi gặp mặt con người

0,5 điểm

Câu 9

HS nhận xét về ý nghĩa chi tiết Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời.

Gợi ý:

- Ngợi ca vẻ đẹp, chiến công của nhân vật trung tâm.

- Lòng biết ơn trước công lao của người anh hùng và khát vọng chinh phục tự nhiên của tác giả dân gian.

1 điểm

Câu 10

- Nêu quan niệm của bản thân về khả năng thích ứng của con người trước thử thách

- Lí giải được những lí do nêu quan điểm như vậy.

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt trong lớp học.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: thói quen hay ăn quà vặt trong lớp học.

- Thực trạng:

+ Mỗi sáng ở cổng trường không khó để bắt gặp các bạn học sinh mua đồ ăn sáng, mua quà vặt để mang đến trường.

+ Các bạn không chỉ ăn quà ngoài giờ học mà nhiều bạn học sinh còn ăn ngay cả trong giờ học, trong tiết học của các thầy cô giáo một cách vô tư.

- Nguyên nhân:

+ Chủ quan: do ý thức của các bạn học sinh còn kém, chưa biết ăn đúng nơi đúng chỗ, vô tình khiến cho việc ăn quà vặt trở nên xấu đi và tiêu cực; do thói quen ăn vặt của một số người,…

+ Khách quan: bố mẹ bận bịu không đủ thời gian chuẩn bị đồ ăn cho con cái, do ngoại cảnh tác động,…

- Hậu quả:

+ Gây mất mĩ quan trường học, khiến cho hình ảnh các bạn học sinh trở nên xấu xí, bên cạnh đó, nó cũng tạo ra thói quen xấu cho các bạn.

+ Nhiều bạn ý thức chưa tốt xả rác thải làm ô nhiễm môi trường.

+ Lâu dần việc ăn quà vặt sẽ lan rộng, phổ biến hơn nữa gây tiêu cực trong trường lớp.

- Giải pháp:

+ Tự nhận thức đúng đắn về việc ăn quà vặt đúng nơi đúng chỗ, giữ gìn vệ sinh chung.

+ Nhà trường cần có những chính sách để ngăn chặn tình trạng ăn quà vặt.

- Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen ăn quà vặt.

- Rút ra bài học và liên hệ bản thân.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi