Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 4)


ĐỀ 4

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

5

0

3

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản.

- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện.

- Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn.

- Xác định được từ láy, số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu.

- Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện.

Vận dụng:

- Rút ra được thông điệp/ bài học/ lời khuyên cho bản thân và người khác từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm.

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm.

5TN

3TN

2TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu viết đoạn văn biểu cảm.

- Xác định được bố cục đoạn văn, vấn đề cần biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được tác giả, bài thơ/ đoạn thơ.

- Nêu được ấn tượng chung, cảm xúc về bài thơ. đoạn thơ đó.

- Trình bày, diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được đoạn văn biểu cảm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn;

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

5TN

3TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHÚ LỪA THÔNG MINH

Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.

Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.

Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.

Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.

(Theo Bộ sách EQ - trí tuệ cảm xúc)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện ngắn

C. Truyện cười

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?

A. Tìm cách cứu lấy chú lừa

B. Nhờ hàng xóm đến giúp đỡ chú lừa

C. Tìm cách để không bận tâm đến chú lừa nữa

D. Đến bên giếng và nhìn chăm chú vào chú lừa

Câu 4: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì?

A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa

B. Nhờ hàng xóm cùng giúp sức chôn sống chú lừa

C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết

D. Nhờ hàng xóm đợi đến khi chú lừa chết sẽ kéo nó lên và mổ thịt

Câu 5: Có bao nhiêu phó từ được sử dụng trong câu văn sau: “Nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng”?

A. Một phó từ

B. Hai phó từ

C. Ba phó từ

D. Bốn phó từ

Câu 6: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện trên.

(1) Chú lừa của bác nông dân bị sa chân xuống giếng, bác nông dân đã tìm cách để cứu nó.

(2) Chú lừa cố gắng xoay sở.

(3) Chú lừa thoát ra khỏi cái giếng.

(4) Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc nó.

A. 1 – 4 – 2 – 3

B. 1 – 2 – 3 – 4

C. 2 – 3 – 1 – 4

D. 4 – 1 – 3 – 2

Câu 7: Qua văn bản, em thấy chú lừa có tính cách như thế nào?

A. Chủ quan, kiêu ngạo, nóng vội

B. Bình tĩnh, khôn ngoan, thông minh

C. Dũng cảm, ích kỉ, tự tin

D. Nhút nhát, hoảng sợ, yếu đuối

Câu 8: Câu truyện trên đã cho em bài học gì trong cuộc sống?

A. Cần phải bình tĩnh đối diện, tỉnh táo phán đoán và tin tưởng vào chính mình sẽ xử lí tốt mọi việc.

B. Không nên trông chờ vào ai trong những lúc khó khăn, hoạn nạn vì họ sẽ phản bội mình bất cứ lúc nào

C. Không nên đặt lòng tin và niềm hy vọng vào bất kì ai, kể cả là người thân trong gia đình.

D. Chỉ cần tin tưởng vào chính mình, không cần để ý đến mọi người xung quanh nghĩ gì về mình.

Câu 9: Đóng vai chú lừa trong câu chuyện, em hãy nói một câu khuyên nhủ đến mọi người sau khi chú thoát chết?

Câu 10: Từ câu truyện trên, em có đồng tình với cách xử lí của bác nông dân không? Vì sao?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của mình về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Truyện ngụ ngôn

0,5 điểm

Câu 2

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 3

A. Tìm cách cứu lấy chú lừa

0,5 điểm

Câu 4

B. Nhờ hàng xóm cùng giúp sức chôn sống chú lừa

0,5 điểm

Câu 5

B. Hai phó từ

0,5 điểm

Câu 6

A. 1 – 4 – 2 – 3

0,5 điểm

Câu 7

B. Bình tĩnh, khôn ngoan, thông minh

0,5 điểm

Câu 8

A. Cần phải bình tĩnh đối diện, tỉnh táo phán đoán và tin tưởng vào chính mình sẽ xử lí tốt mọi việc.

0,5 điểm

Câu 9

HS có thể trả lời bằng nhiều cách, nhưng phải đưa ra được 1 lời khuyên.

VD: Mọi người cần bình tĩnh tìm cách giải quyết.

1 điểm

Câu 10

HS có thể đưa ra quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.

HS phải lí giải hợp lí theo từng quan điểm cá nhân.

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc. Sau đây là một số gợi ý:

- Câu chủ đề: Giới thiệu bài thơ, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu.

- Trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Bức tranh thiên nhiên quê hương mang vẻ đẹp chân thực, quen thuộc, bình dị, đơn sơ nhưng dường như trở nên kết đọng hơn, bừng lên khác lạ qua các tín hiệu chuyển mùa từ mơ hồ đến rõ nét.

+ Bức tranh thiên nhiên quê hương lúc thu về được cảm nhận: Bằng nhiều giác quan (khứu giác, xúc giác, cảm giác...).

+ Bằng sự sáng tạo nhiều hình ảnh thơ mới mẻ gợi tả được những nét đặc trưng của khoảnh khắc chớm thu (gió heo may, sương khói..., hình ảnh đám mây gợi nhiều liên tưởng).

+ Bằng nghệ thuật ngôn từ chính xác, tài hoa (các từ láy, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm) khiến cho bức tranh thu về thêm sinh động.

=> Bức tranh đó đẹp hơn bởi thấm đượm cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng của nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên quê hương trong dòng chảy thời gian.

+ Bày tỏ cảm xúc, thái độ trước bức tranh thiên nhiên, đánh giá đoạn thơ và bài thơ

- Khẳng định: Hình ảnh bài thơ tinh tế mang đậm vẻ "sang thu", giàu sức biểu cảm lung linh, đa nghĩa, gợi chiều sâu suy nghĩ.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

Danh mục: Đề thi