Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 8)


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin theo nhóm đối tượng.

Thông hiểu:

- Hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...).

- Nhận biết được thuật ngữ và nghĩa của thuật ngữ để vận dụng vào đời sống.

Vận dụng:

- Vận dụng được thông tin từ văn bản vào cuộc sống hằng ngày.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đi ăn trộm lấy may, đánh thức gia súc dậy đón Tết... là những phong tục độc đáo của các dân tộc Việt vào dịp Tết.

Người Lô Lô đi ăn trộm lấy may

Người dân tộc Lô Lô ở Hà Giang quan niệm rằng thời khắc bước sang năm mới, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì cho năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, ăn nên làm ra. Do đó, họ đi lấy trộm cầu may nhưng không lấy nhiều hay lấy những vật có giá trị.

Với người Lô Lô sống ở huyện Đồng Văn thường sẽ lấy trộm mỗi thứ 12 cái, tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Còn với người Lô Lô ở Mèo Vạc thì số may mắn là số 3, có thể lấy trộm 3 củ tỏi, 3 lá rau.

Điều thú vị là khi đi lấy trộm vào đêm giao thừa, họ sẽ không rủ nhau mà lặng lẽ không để chủ nhà bắt được.

Người Thái gội đầu vào dịp Tết

Một phong tục của người Thái không thể thiếu được trong sáng ngày mồng 1 đầu năm, người Thái còn tổ chức lễ gội đầu vào sáng mồng 1 để rửa trôi những cái vất vả, bệnh tật, điều không may mắn của năm cũ, tống tiễn tai ương, nhọc nhằn, bệnh tật xuôi theo dòng nước (sông, suối) đi mãi không lặp lại, đồng thời cầu con người có sức khoẻ, năm mới tốt lành, gặp điều hay, làm ăn phát đạt.

Người Pu Péo hò nhau “cướp” giọng gà

“Cướp giọng gà” là phong tục rất độc đáo của người Pu Péo ở Hà Giang. Khi đến thời khắc giao thừa, người Pu Péo phải canh chừng mấy chú gà trống, khi nào gà vỗ cánh, chuẩn bị gáy, họ đốt ngay một quả pháo, ném vào chuồng gà. Lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy. Ngay lập tức, mọi người hò nhau hát vang trời để át tiếng gà gáy.

Người Pu Péo quan niệm: tiếng gà gáy vừa hay, vừa thiêng liêng, đánh thức cả ông mặt trời dậy. Vì thế, ai át được tiếng gà thì sang năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Người Mường Gọi trâu về ăn Tết

Từ mấy ngày trước Tết, người Mường ở Hoà Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin rằng, đó là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày. Ngoài ra, người Mường ở đây cũng treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh để mời “những người bạn đồng hành” này về ăn Tết với gia đình, về hưởng lộc vì đã có công giúp gia chủ trong công việc đồng áng, làm ra lúa gạo trong suốt một năm qua. Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản đề cập đến vấn đề gì?

A. Những phong tục độc đáo của các dân tộc Việt vào dịp Tết

B. Trò chơi dân gian của các dân tộc Việt vào dịp Tết

C. Trang phục của các dân tộc Việt vào dịp Tết

D. Mâm cơm của các dân tộc Việt vào dịp Tết

Câu 3. Các thông tin chính trong văn bản được làm nổi bật bằng cách nào?
A. In hoa

B. Phóng to

C. Gạch chân

D. In đậm

Câu 4. Điều thú vị của phong tục đi trộm của người Lô Lô là gì?

A. Trước khi đi sẽ thông báo cho nhà định trộm biết

B. Khi đi mọi người thường rủ nhau và chia nhà rõ ràng để trộm

C. Hết Tết sẽ mang đồ đi trộm để vào vị trí cũ

D. Không rủ nhau, lặng lẽ đi và không để chủ nhà bắt được

Câu 5. Người Thái gội đầu vào mùng 1 Tết nhằm mục đích gì?

A. Gội đầu cho sạch sẽ để đi chơi Tết

B. Để cầu may mắn, sức khỏe cho mình và người thân

C. Để rửa trôi những điều không may mắn của năm cũ đồng thời cầu may mắn, bình an

D. Để cầu tiền tài như nước

Câu 6. Người Pu Péo hò nhau cướp giọng gà vào thời gian nào?

A. Vào thời khắc giao thừa

B. Vào 28 hoặc 29 Tết

C. Vào ngày đầu năm mới

D. Vào 23 tháng Chạp

Câu 7. Tục gọi Trâu về ăn Tết của người Mường nhằm mục đích gì?

A. Thịt con trâu để ăn mừng năm mới

B. Để thể hiện lòng biết ơn với vật nuôi

C. Để cầu sức khỏe cho vật nuôi

D. Để cầu may mắn, sức khỏe cho gia đình

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về ngôn ngữ của văn bản?

A. Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

B. Sử dụng thuật ngữ thuộc lĩnh vực mà văn bản đê cập

C. Dùng nhiều biện pháp tu từ

D. Chủ yếu sử dụng câu trần thuật

Câu 9. Em cảm thấy ấn tượng và thích thú với phong tục vào dịp Tết của dân tộc nào nhất? Tại sao?

Câu 10. Chia sẻ về một số phong tục độc đáo vào dịp Tết của địa phương em.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thuyết minh

0,5 điểm

Câu 2

A. Những phong tục độc đáo của các dân tộc Việt vào dịp Tết

0,5 điểm

Câu 3

D. In đậm

0,5 điểm

Câu 4

D. Không rủ nhau, lặng lẽ đi và không để chủ nhà bắt được

0,5 điểm

Câu 5

C. Để rửa trôi những điều không may mắn của năm cũ đồng thời cầu may mắn, bình an

0,5 điểm

Câu 6

A. Vào thời khắc giao thừa

0,5 điểm

Câu 7

B. Để thể hiện lòng biết ơn với vật nuôi

0,5 điểm

Câu 8

C. Dùng nhiều biện pháp tu từ

0,5 điểm

Câu 9

HS nêu phong tục ấn tượng nhất và lí do:

Ví dụ: ấn tượng với phong tục đi trộm đồ của dân tộc Lô Lô vì đây là một phong tục thú vị: Ai đó mang về nhà được một chút gì cho năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, ăn nên làm ra. Do đó, họ đi lấy trộm cầu may nhưng không lấy nhiều hay lấy những vật có giá trị.

1,0 điểm

Câu 10

HS tự nêu một số nét độc đáo của địa phương mình vào dịp Tết.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc văn bản nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được các ý chính của bài viết. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu cảm nghĩ.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề

Trình bày suy nghĩ về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thân bài:

- Giải thích

+ Bản sắc văn hóa dân tộc: những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta.

+ Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống.

- Tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc

+ Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa chan hòa.

+ Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

+ Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.

+ Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.

+ Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Kết bài: Khẳng định lại ý kiến. Nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Danh mục: Đề thi