Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 2)


ĐỀ 2

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu.

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu viết đoạn văn biểu cảm.

- Xác định được bố cục đoạn văn, vấn đề cần biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được tác giả, bài thơ/ đoạn thơ.

- Nêu được ấn tượng chung, cảm xúc về bài thơ. đoạn thơ đó.

- Trình bày, diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được đoạn văn biểu cảm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn;

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

HÃY BÌNH TĨNH KHI BẠN BỊ CHÊ BAI

Ngày xưa, có một họa sĩ tên lòa Ranga, một người siêu việt vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi. Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo, nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn.

Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev. Một ngày kia, Rajeev được ông Ranga gọi đến và nói:

- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi. Rajeev làm việc ngày đêm và đem đến trình thầy một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi nói:

- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu ai có thể chỉ ra bất kì sơ sót nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.

Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ sót. Sau hai ngày, Ranga bảo Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X, còn thầy Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.

Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ thầy Ranga. Thầy Ranga xem xong và nói:

- Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sai sót thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết – những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn.

Thầy Ranga nói tiếp:

- Những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.

(Nguồn: https://truyendangian.com/hay-binh-tinh-khi-ban-bi-che-bai/)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Tùy bút

B. Truyện ngụ ngôn

C. Truyện ngắn

D. Truyện viễn tưởng

Câu 2: Truyện có mấy nhân vật chính?

A. Một nhân vật

B. Hai nhân vật

C. Ba nhân vật

D. Bốn nhân vật

Câu 3: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 4: Truyện xây dựng mấy tình huống để từ đó người thầy giúp cậu học trò nhận ra chân lí trong cuộc sống?

A. Một tình huống

B. Hai tình huống

C. Ba tình huống

D. Bốn tình huống

Câu 5: Dựa vào văn bản trên, hãy sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo trình tự hợp lí.

(1) Giới thiệu về người họa sĩ tài ba tên là Ranga, một người siêu việt vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi và cậu học trò Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo

(2) Thầy Ranga dặn học trò để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ nhưng không một ai sửa bức tranh

(3) Thầy yêu cầu học trò vẽ một bức tranh thật đẹp và hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng và hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ biết ơn nếu ai có thể chỉ ra bất kì sơ sót nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.

(4) Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ thầy Ranga, thầy đã khen ngợi và khuyên cậu: “Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng”.

(5) Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X, còn thầy Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa.

A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5

B. 1 – 3 – 2 – 5 – 4

C. 1 – 3 – 5 – 2 – 4

D. 5 – 3 – 2 – 4 – 1

Câu 6: Phó từ trong câu văn “Hãy tự đánh giá mình” là từ ngữ nào?

A. Hãy

B. Tự

C. Đánh giá

D. Mình

Câu 7: Vì sao người thầy lại yêu cầu học trò của mình vẽ bức tranh và để ở quảng trường cho mọi người nhận xét?

A. Vì quảng trường là nơi tập trung đông đúc nhiều người qua lại, như vậy sẽ có được nhiều nhận xét, đánh giá để giúp bức tranh trở nên hoàn hảo hơn

B. Vì người thầy muốn thử thách câu học trò của mình trước khi được công nhận là một người họa sĩ tài năng

C. Vì người thầy muốn cậu học trò của mình rút ra được bài học về sự đánh giá của con người về một vấn đề nào đó

D. Vì cậu học trò vẽ đẹp nên để bức tranh ở quảng trường sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều người đi lại

Câu 8: Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi tới chúng ta là gì?

A. Hãy luôn kiên trì, chăm chỉ, bạn sẽ đạt tới thành công

B. Hãy luôn chú ý tới thái độ đánh giá của người khác đối với mình

C. Thất bại không nên nản chí mà cần cố gắng làm lại để đạt thành công

D. Những thứ mà chúng ta phải vất vả làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá của người khác. Chúng ta hãy tự đánh giá mình và cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.

Câu 9: Người thầy trong câu chuyện có nói với cậu học trò rằng: “Những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác”. Em có đồng tình với ý kiến trên hay không? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ của mình.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Truyện ngắn

0,5 điểm

Câu 2

B. Hai nhân vật

0,5 điểm

Câu 3

C. Tự sự

0,5 điểm

Câu 4

B. Hai tình huống

0,5 điểm

Câu 5

C. 1 – 3 – 5 – 2 – 4

0,5 điểm

Câu 6

A. Hãy

0,5 điểm

Câu 7

C. Vì người thầy muốn cậu học trò của mình rút ra được bài học về sự đánh giá của con người về một vấn đề nào đó

0,5 điểm

Câu 8

D. Những thứ mà chúng ta phải vất vả làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá của người khác. Chúng ta hãy tự đánh giá mình và cũng đừng bao giờ đánh giá người khác quá dễ dàng.

0,5 điểm

Câu 9

- HS bày tỏ quan điểm đồng tình/ không đồng tình với ý kiến và trình bày suy nghĩ của mình.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

2 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt biểu cảm.

- Câu chủ đề: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu.

- Nêu cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo.

Danh mục: Đề thi