Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 4)


ĐỀ 4

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu.

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu viết đoạn văn biểu cảm.

- Xác định được bố cục đoạn văn, vấn đề cần biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được tác giả, bài thơ/ đoạn thơ.

- Nêu được ấn tượng chung, cảm xúc về bài thơ. đoạn thơ đó.

- Trình bày, diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được đoạn văn biểu cảm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn;

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

“Hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

“Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

(https://truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện thần thoại

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện ngắn

Câu 2: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Theo em, vì sao câu chuyện lại có tên là “Đôi tai của tâm hồn”?

A. Vì đôi tai của cụ già có tâm hồn ở trong đó

B. Vì cụ già không thể nghe bằng đôi tai điếc của mình nhưng lại nghe được bằng chính tâm hồn

C. Vì nhờ tình yêu thương của mọi người mà cô bé có thể nghe được mọi câu chuyện xuất phát từ chính tâm hồn

D. Vì câu chuyện xoay quanh đôi tai của cụ già và cô bé

Câu 4: Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên?

A. Vì cô bé không có quần áo đẹp

B. Vì cô bé không có ai chơi cùng

C. Vì cô bé bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca

D. Vì cô bé có giọng hát không được hay

Câu 5: Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện trên là gì?

A. Cụ già đã qua đời

B. Cụ già vẫn hay lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe

C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng

D. Cụ già đã bị điếc hơn 20 năm

Câu 6: Phó từ trong câu sau: “Cụ già ấy đã qua đời rồi.” là từ ngữ nào?

A. ấy

B. đã

C. qua

D. rồi

Câu 7: Nhận xét nào dưới đây nói về cụ già trong câu chuyện đúng nhất?

A. Cụ là một người kiên nhẫn, nhẫn nại

B. Cụ là một người hiền hậu, dễ mến

C. Cụ là một người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác

D. Cụ là một người tôn trọng mọi quyết định của người khác

Câu 8: Nội dung chính của văn bản trên là gì?

A. Nhờ trái tim yêu thương, tấm lòng nhân hậu mà cụ già đã giúp cô bé có suy nghĩ tích cực, đạt được thành công

B. Lòng tốt của cụ già đã giúp cô bé trở thành người sống có ích trong xã hội

C. Đôi tai điếc của cụ già đã lắng nghe giọng hát của cô bé đó suốt nhiều năm dài

D. Thể hiện tình cảm yêu thương của hai ông cháu qua những câu chuyện cuộc sống đời thường

Câu 9: Nêu ý kiến của em về câu văn: “Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn”.

Câu 10: Nêu thông điệp truyền tải qua đoạn trích. Em chọn thông điệp tâm đắc nhất và đưa ra lí do chọn thông điệp đó.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Truyện ngắn

0,5 điểm

Câu 2

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 3

B. Vì cụ già không thể nghe bằng đôi tai điếc của mình nhưng lại nghe được bằng chính tâm hồn

0,5 điểm

Câu 4

C. Vì cô bé bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca

0,5 điểm

Câu 5

B. Cụ già vẫn hay lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe

0,5 điểm

Câu 6

B. đã

0,5 điểm

Câu 7

C. Cụ là một người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác

0,5 điểm

Câu 8

A. Nhờ trái tim yêu thương, tấm lòng nhân hậu mà cụ già đã giúp cô bé có suy nghĩ tích cực, đạt được thành công

0,5 điểm

Câu 9

Câu “Cô gái sững người, bật khóc. Hoá ra bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn” có thể hiểu rằng: cô gái cảm động vì được ủng hộ bởi ông lão điếc, mặc dù ông không nghe thấy nhưng ông dành tất cả sự chú ý để lắng nghe, khích lệ cô bé thực hiện đam mê, đôi tai của tâm hồn không phải đôi tai bình thường mà nó là sự đồng cảm, thương xót, quý mến xuất phát từ trái tim nhân hậu và bao dung.

1 điểm

Câu 10

- Thông điệp truyền tải qua đoạn trích:

+ Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá năng lực thật sự của họ

+ Hãy trao đi yêu thương, động viên, khích lệ, ta sẽ giúp ai đó tự tin hơn, thậm chí khiến cuộc đời họ thay đổi.

+ Phải luôn nỗ lực, rèn luyện chăm chỉ, tin vào bản thân thì mới có thể đạt được thành công .......

- Thông điệp tâm đắc nhất và giải thích lí do: có thể chọn 1 trong 3 thông điệp trên hoặc lựa chọn một thông điệp khác mà bạn thấy được qua đoạn trích trên.

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt biểu cảm.

- Câu chủ đề: dẫn ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật ở dòng, khổ, thơ hoặc cả bài thơ.

- Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn

- Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

Danh mục: Đề thi