Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 8)


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu.

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài tự sự.

- Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể.

- Giới thiệu được nội dung của vấn đề tự sự.

Thông hiểu:

- Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện.

- Nắm được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. Cần có sự lựa chọn phù hợp các chi tiết, sự việc.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ÁO TẾT

Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.

Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi ngoại thì mùng hai, hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.

Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

- Còn mấy ngày nữa tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

- Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

- Vậy mầy được mấy bộ.

- Có một bộ hà.

Con bé Em trợn mắt:

- Ít quá vậy?

- Con Út Mót với con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó.

- Vậy à?

Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không. Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

- Còn mầy?

- Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng một tới mùng bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.

- Mầy sướng rồi.

Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại. Áo nó thì chuyển cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới, má nó nói hoài, “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho”. Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

- Bộ đồ của mầy chắc đẹp lắm, bữa mùng hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bầu sen, còn bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:

- Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé Em, thiệt đó.

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện cười

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện ngắn

Câu 2: Chủ đề chính của truyện trên là gì?

A. Yêu thương, chia sẻ

B. Lạnh lùng, vô cảm

C. Đoàn kết, gắn bó

D. Trung thực, thật thà

Câu 3: Nhân vật chính trong truyện là ai?

A. Nhân vật Bích

B. Nhân vật bé Em

C. Cái áo

D. Cả hai nhân vật Bích và bé Em

Câu 4: Nhân vật Bích trong câu chuyện trên là cô bé như thế nào?

A. Bích là cô bé hiền lành, hiểu chuyện, thương má và các em

B. Bích là cô bé ích kỉ, không biết nhường nhịn những đứa em

C. Bích là cô bé mồ côi cha, không đi học, ở nhà chăm các em phụ má

D. Bích là cô bé luôn đố kị với bạn bè vì hoàn cảnh gia đình không được khá giả như những bạn khác

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau: “Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.”?

A. Điệp ngữ

B. Nhân hóa

C. Nói quá

D. Ẩn dụ

Câu 6: Phó từ trong câu văn “Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo.” là từ ngữ nào?

A. Đang

B. Ngồi

C. Cho

D. Đi

Câu 7: Các từ ngữ “má”, “hà”, “ráng”, “mầy”, “tụi”, “nôn quá trời” trong văn bản được sử dụng phổ biến ở vùng miền nào?

A. Miền Bắc

B. Miền Trung

C. Miền Nam

D. Cả hai miền Bắc và Nam

Câu 8: Tình bạn giữa bé Em và Bích trong câu chuyện là tình bạn như thế nào?

A. Tình bạn ganh đua, đố kị nhau

B. Tình bạn trong sáng, thấu hiểu và quan tâm lẫn nhau

C. Tình bạn chân chính, chỉ cần hai bạn vui vẻ và không cần quan tâm đến các bạn

D. Tình bạn vật chất, lợi dụng nhau để đem lại lợi ích cho bản thân mình

Câu 9: Theo em, vì sao bé Em lại nghĩ thầm: “mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui.”?

Câu 10: Em hãy rút ra bài học cuộc sống mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em đã được học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Truyện ngắn

0,5 điểm

Câu 2

A. Yêu thương, chia sẻ

0,5 điểm

Câu 3

D. Cả hai nhân vật Bích và bé Em

0,5 điểm

Câu 4

A. Bích là cô bé hiền lành, hiểu chuyện, thương má và các em

0,5 điểm

Câu 5

C. Nói quá

0,5 điểm

Câu 6

A. Đang

0,5 điểm

Câu 7

C. Miền Nam

0,5 điểm

Câu 8

B. Tình bạn trong sáng, thấu hiểu và quan tâm lẫn nhau

0,5 điểm

Câu 9

- HS giải thích lí do.

Bé Em lại nghĩ thầm: “mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui.” vì nếu làm như vậy có thể bạn Bích sẽ tủi thân và cảm thấy buồn, cũng như thấy sự chênh lệch quá nhiều ở hai người bạn với nhau => sự tôn trọng dành cho nhau, không so đo thiệt hơn trong tình bạn

1 điểm

Câu 10

- HS nêu được bài học cuộc sống mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên.

Ví dụ: bài học về tình bạn chân chính,...

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự.

- Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

- Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

Danh mục: Đề thi