Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 4)


ĐỀ 4

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc xong khi đọc xong bài thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo

mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Thông hiểu:

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung bài thơ.

- Hiểu được thông điệp bài thơ.

Vận dụng:

- Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc bài thơ.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết đoạn văn cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý kiến của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA

Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa.

Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao.

Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi.

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ… mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng.

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Thuyết minh

Câu 2. Nguyễn Duy đã khắc họa hình ảnh người mẹ như thế nào qua hai đoạn thơ đầu?

A. Hình ảnh người mẹ dịu dàng, xinh đẹp.

B. Hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả.

C. Hình ảnh người mẹ hi sinh tất cả vì con.

D. Hình ảnh người mẹ với tình yêu thương con vô bờ.

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ “Bao giờ cho tới mùa thu / trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Liệt kê

D. Nhân hóa

Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”?

A. Thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, lời thơ nhẹ nhàng và tha thiết, ngôn ngữ thơ gần gũi với ca dao.

B. Thể lục bát, giàu vần điệu, lời thơ nhẹ nhàng và tha thiết, sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ.

C. Thể thơ lục bát, ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, sử dụng nhiều hình ảnh thơ mang tính biểu tượng.

D. Thể thơ lục bát, tập trung miêu tả và liệt kê cảnh vật thiên nhiên trong “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”.

Câu 5. Những từ ngữ, hình ảnh nào được lấy từ chất liệu văn hóa dân gian?

Câu 6. Nguyễn Duy đã sử dụng những hình ảnh nào để nói về người mẹ trong bài thơ trên? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Câu 7. Đọc bài thơ, em cảm nhận tình cảm của nhà thơ với người mẹ như thế nào?

Câu 8. Em có suy nghĩ gì về thông điệp được thể hiện qua hai dòng thơ:

“Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về ba đoạn thơ cuối trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 2

B. Hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả.

0,5 điểm

Câu 3

D. Nhân hóa

0,5 điểm

Câu 4

A. Thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, lời thơ nhẹ nhàng và tha thiết, ngôn ngữ thơ gần gũi với ca dao.

0,5 điểm

Câu 5

HS chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh lấy chất liệu từ văn hóa, văn học dân gian:

Yếm đào, nón mê, cái cò, sung chát đào chua, thằng Bờm…

0,5 điểm

Câu 6

- HS chỉ ra được những hình ảnh nói về mẹ:

Mẹ không có yếm đào, váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa, cái cò sung chát đào chua, lời ru của mẹ,…

- HS chọn một hình ảnh ấn tượng nhất và nêu lí do.

1,0 điểm

Câu 7

HS nêu được cảm nhận của mình về tình cảm của nhà thơ đối với mẹ:

- Thương mẹ một đời vất vả vì con.

- Biết ơn, trân trọng tình cảm, sự hi sinh của mẹ dành cho con.

- Ngợi ca công lao của cha mẹ.

- …

0,5 điểm

Câu 8

Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm:

- Mẹ là người nuôi dưỡng ta nên người, bồi dưỡng tâm hồn ta…

- Làm con phải biết ghi nhớ và đền ơn công lao to lớn của mẹ…

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn biểu cảm (15 – 20 dòng)

Mở đoạn giới thiệu được bài thơ và tình cảm của người viết. Thân đoạn triển khai được cảm xúc của bản thân khi đọc xong bài thơ. Kết đoạn khẳng định lại thông điệp của đoạn thơ.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: HS trình bày suy nghĩ qua ba đoạn thơ cuối bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề:

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nội dung vị trí của đoạn trích.

- Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về ba khổ thơ đó.

- Về nội dung:

+ Làm sống lại tuổi thơ với bao kí ức đẹp: mùa thu, trái hồng, trái bưởi, nằm đếm sao…

+ Mong ước được sống lại những ngày xưa: nghêu ngao, chập chờn, leo lẻo, xa xôi.

+ Suy ngẫm về lời ru của mẹ, về công ơn trời bể của mẹ.

- Về nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát, vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật, ngôn ngữ gần gũi với ca dao,…

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi