Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 6)


ĐỀ 6

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Tục ngữ

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu:

- Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

- Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

2TN,

1TL

2TN,

1TL

2TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý kiến của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN,

1TL

2TN,

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc các câu sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

1. Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa.

2. Ba ngày gió nam mùa màng mất trắng.

3. Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.

4. Đường đi kiến đắp thành bờ, chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi.

5. Của người bồ tát, của mình lạt buộc.

6. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Câu 1. Những câu tục ngữ trên không thể hiện điều gì?

A. Kinh nghiệm sống của cha ông ta.

B. Trí thông minh của cha ông ta.

C. Phản ánh một phần đời sống của nhân dân ta.

D. Những bài học trong sách vở của nhân dân

Câu 2. Ý nghĩa của câu tục ngữ “Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa” là gì?

A. Sau cơn mưa mà có nắng thường sẽ thấy cầu vồng, nếu cầu vồng dài thì mưa lớn dễ lũ lụt, còn nếu cầu vồng ngắn, chỉ nhìn thấy một đoạn tức là trời còn mưa nhưng sẽ ít hơn.

B. Sau cơn mưa mà có nắng thường sẽ thấy cầu vồng, nếu cầu vồng dài thì mưa lớn dễ lũ lụt, còn nếu cầu vồng ngắn, chỉ nhìn thấy một đoạn tức là trời sẽ tạnh.

C. Sau cơn mưa mà có nắng thường sẽ thấy cầu vồng, nếu cầu vồng dài thì mưa nhỏ hoặc không mưa, còn nếu cầu vồng ngắn, chỉ nhìn thấy một đoạn tức là trời sẽ mưa rất to, gây lũ lụt.

D. Sau cơn mưa mà có nắng thường sẽ thấy cầu vồng, nếu cầu vồng dài thì không mưa, còn nếu cầu vồng ngắn, chỉ nhìn thấy một đoạn tức là trời mưa ít.

Câu 3. Biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ nào?

A. Ba ngày gió nam mùa màng mất trắng.

B. Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.

C. Đường đi kiến đắp thành bờ, chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi.

D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ “Của người bồ tát, của mình lạt buộc”?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 5. Có thể chia các câu tục ngữ trên thành mấy nhóm, đó là những nhóm nào?

Câu 6. Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số trên vào bảng sau:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

Câu 7. Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?

Câu 8. Vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) nêu lên cảm xúc của em sau khi học xong bài “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Những bài học trong sách vở của nhân dân

0,5 điểm

Câu 2

A. Sau cơn mưa mà có nắng thường sẽ thấy cầu vồng, nếu cầu vồng dài thì mưa lớn dễ lũ lụt, còn nếu cầu vồng ngắn, chỉ nhìn thấy một đoạn tức là trời còn mưa nhưng sẽ ít hơn.

0,5 điểm

Câu 3

C. Đường đi kiến đắp thành bờ, chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi.

0,5 điểm

Câu 4

B. Ẩn dụ

0,5 điểm

Câu 5

HS chia nhóm thành 2 nhóm:

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: 1, 2, 3, 4.

- Tục ngữ về con người và xã hội: 5, 6

0,5 điểm

Câu 6

- HS điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số trên vào bảng:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

8

1

2

2

8

1

2

3

8

1

2

4

14

1

2

5

8

1

2

6

7

1

2

1,0 điểm

Câu 7

HS nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ với cuộc sống ngày nay:

- Giúp con người trong quá trình sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất, khuyên răn con người điều chỉnh lại hành vi của mình, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đồng thời, nó thể hiện sự biết ơn, trân trọng những giá trị truyền thống của con người.

0,5 điểm

Câu 8

Giải thích câu nói: Tục ngữ là kho tàng tri thức của nhân dân.

- Tục ngữ được đúc rút từ sự từng trải, những kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống của nhân dân. Trải qua nhiều quá trình, sự lặp đi lặp lại của tự nhiên, xã hội, nhân dân ta đã đúc kết nó thành những kinh nghiệm quý báu không chỉ phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ cho cả xã hội.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn biểu cảm (15 – 20 dòng):

Mở đoạn giới thiệu được bài thơ và tình cảm của người viết. Thân đoạn triển khai được cảm xúc của bản thân khi đọc xong bài thơ. Kết đoạn khẳng định lại thông điệp của bài thơ.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: HS trình bày cảm xúc sau khi học xong bài “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề:

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm.

- Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ đó.

- Về nội dung:

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển mênh mông vô tận thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá chân trời bất tận ngoài kia. Điều đó làm người cha nhớ lại tới ước mơ thuở bé của mình.

- Về nghệ thuật:

Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi