Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 3)


ĐỀ 3

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo

mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Thông hiểu:

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung bài thơ.

- Hiểu được thông điệp bài thơ.

Vận dụng:

- Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc bài thơ.

2TN,

1TL

2TN,

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ IÌ

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NHỚ ĐỒNG

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...

Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

(Tháng 7-1939, Thơ, Tố Hữu)

Câu 1. Phương thức biểu đạt của bài thơ trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Tác giả chủ yếu gieo vần nào trong bài thơ?

A. Vần lưng

B. Vần chân

C. Vần liền

D. Vần hỗn hợp

Câu 3. Đoạn thơ sau thể hiện nỗi niềm gì của tác giả?

Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời.

A. Nỗi nhớ quê hương

B. Nỗi nhớ những kỉ niệm cũ

C. Nỗi nhớ gia đình

D. Nỗi nhớ về ngày tháng tự do

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say hương đồng nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời...

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 5. Em có nhận xét gì về hai câu mở đầu và hai câu kết thúc bài thơ?

Câu 6. Bài thơ “Nhớ đồng” diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ Tố Hữu?

Câu 7. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ qua đoạn thơ sau:

Cho tới chừ đây, tới chừ đây

Tôi mơ qua cửa khám bao ngày

Tôi thu tất cả trong thầm lặng

Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Câu 8. Đồng quê hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả với những bóng dáng con người nào? Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả dành cho những con người đó.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Sống ảo là một hiện tượng xã hội phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một bài văn ngắn.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 2

B. Vần chân

0,5 điểm

Câu 3

D. Nỗi nhớ về ngày tháng tự do

0,5 điểm

Câu 4

A. So sánh

0,5 điểm

Câu 5

HS đưa ra nhận xét về hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối:

- Hai câu kết là sự lặp lại của hai câu thơ đầu, tạo nên kết cấu vòng tròn.

- Bài thơ khép lại nhưng cảm xúc thơ vẫn tiếp tục mở rộng như nhiều vòng sóng đồng tâm, mỗi lúc một lan xa, tỏa rộng không giới hạn.

0,5 điểm

Câu 6

HS chỉ ra được tâm trạng của nhà thơ Tố Hữu:

Dòng nội tâm của nhân vật trữ tình người tù cộng sản trong cảnh tù đày. Những nỗi nhớ thương được lặp lại nhiều lần ấy thể hiện sự khát khao hướng ra bên ngoài, khao khát tự do của người tù trẻ tuổi có trái tim đang căng đầy nhựa sống và tràn trề nhiệt huyết cách mạng.

0,5 điểm

Câu 7

HS chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

- Biện pháp nghệ thuật so sánh: Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

- Tác dụng: Thể hiện khát khao tự do của nhà thơ. Làm tăng sức biểu đạt cho câu thơ

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu được những đối tượng của nỗi nhớ và tình cảm của tác giả.

- Nỗi nhớ về hình ảnh con người bình dị, mộc mạc mà lam lũ, vất vả của quê hương: “Mẹ già xa đơn chiếc”, “những hồn thân” “những hồn quen dãi gió dầm sương”, “những hồn chất phác hiền như đất”, nhớ qua một “tiếng hò”.

- Tình cảm của tác giả: Tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với cuộc sống và con người quê hương.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội:

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến của mình.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề:

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay.

Thân bài:

- Giải thích được thế nào là sống ảo? Sống ảo là lối sống thoát li thực tại, sống không giao tiếp với cuộc sống bên ngoài.

- Nêu thực trạng về sống ảo:

+ Dành phần lớn thời gian cho các trang mạng xã hội (facebook, zalo, tictok,…).

+ Thường xuyên đăng tải hình ảnh, tâm trạng, bài viết để nhận được nhiều like, bình luận của người khác làm niềm vui, đi bình luận dạo để trở thành fan cứng,…

+ Trên mạng xã hội thì có thể chia sẻ rất cởi mở nhưng trong cuộc sống hiện thực thì lại thu mình, khép kín.

+ …

- Nguyên nhân:

+ Bản thân muốn thể hiện, khoe khoang

+ Muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến

+ Thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân

- Tác hại:

+ Tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa

+ Không quan tâm đến cuộc sống thực tại

+ Mất tập trung vào học tập, công việc

+ Bản thân có những suy nghĩ hành động tiêu cực,..

- Biện pháp khắc phục:

+ Sử dụng mạng xã hội có hiệu quả

+ Có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao,…

+ Tuyên truyền cho mọi người hiểu về sống ảo và tác hại của sống ảo.

Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của mình. Nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Danh mục: Đề thi