Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 7)


ĐỀ 7

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết:

- Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm.

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

- Viết được bài văn biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO

Mấy ngày mẹ về quê

Là mấy ngày bão nổi

Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một

Ba bố con nằm chung

Vẫn thấy trống phía trong

Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ được

Thương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt.

Nhưng chị vẫn hái lá

Cho thỏ mẹ, thỏ con

Em thì chăm đàn ngan

Sớm lại chiều no bữa

Bố đội nón đi chợ

Mua cá về nấu chua...

Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

(Đặng Hiển, trích Hồ trong mây)

Câu 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ bốn chữ

C. Thơ năm chữ

D. Thơ tự do

Câu 2: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Tình cảm, cảm xúc của người con dành cho mẹ trong bài thơ là tình cảm như thế nào?

A. Tình cảm yêu thương đong đầy và nhớ mong mẹ

B. Tình cảm yêu thương và biết ơn mẹ

C. Niềm vui sướng khi có mẹ bên cạnh

D. Cô đơn, trống vắng khi mẹ vắng nhà

Câu 4: Niềm vui của cả nhà khi mẹ về được thể hiện trong câu thơ nào dưới đây?

A. Mấy ngày mẹ về quê

B. Thế rồi cơn bão qua

C. Bầu trời xanh trở lại

D. Mẹ về như nắng mới

Câu 5: Chủ đề của bài thơ trên là gì?

A. Vai trò của người mẹ và tình cảm gia đình

B. Tình cảm nhớ thương của con dành cho mẹ

C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng

D. Ca ngợi đức hạnh người phụ nữ Việt Nam

Câu 6: Bài thơ ca ngợi ai, về điều gì?

A. Ca ngợi trách nhiệm nặng nề của người mẹ trong gia đình

B. Ca ngợi đức hi sinh và tình yêu thương của mẹ

C. Ca ngợi sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ của người mẹ

D. Ca ngợi tình cảm của những người thân trong gia đình

Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Mẹ về như nắng mới”?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 8: Có bao nhiêu phó từ được sử dụng trong khổ thơ thứ ba?

A. Một phó từ

B. Hai phó từ

C. Ba phó từ

D. Bốn phó từ

Câu 9: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai dòng thơ cuối.

Câu 10: Hãy rút ra bài học sau khi đọc bài thơ.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về một người thân trong gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em).

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thơ năm chữ

0,5 điểm

Câu 2

C. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

A. Tình cảm yêu thương đong đầy và nhớ mong mẹ

0,5 điểm

Câu 4

D. Mẹ về như nắng mới

0,5 điểm

Câu 5

B. Tình cảm nhớ thương của con dành cho mẹ

0,5 điểm

Câu 6

D. Ca ngợi tình cảm của những người thân trong gia đình

0,5 điểm

Câu 7

A. So sánh

0,5 điểm

Câu 8

B. Hai phó từ

0,5 điểm

Câu 9

- HS nêu cảm nhận của mình về hai dòng thơ cuối

Gợi ý: Mẹ trở về làm cả ngôi nhà toả rạng ánh sáng của niềm vui, niềm hạnh phúc.

1 điểm

Câu 10

- HS nêu được bài học từ ý nghĩa của bài thơ: lòng biết ơn người mẹ đã hi sinh cho gia đình; biết đoàn kết giúp đỡ anh chị em khi gia đình gặp khó khăn.

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phát biểu cảm nghĩ: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phát biểu cảm nghĩ về người thân của em

c. Triển khai vấn đề:

HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tả về ngoại hình, tuổi tác,hình dáng, gương mặt...

- Tính tình.

- Công việc làm hàng ngày.

- Sở thích.

- Cách ứng xử đối với mọi người xung quanh.

- Thái độ, tình cảm của người đó đối với em.

- Cảm nghĩ của em về người thân trong gia đình

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo.

Danh mục: Đề thi