ĐỀ 6
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ bốn chữ, năm chữ | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ bốn chữ, năm chữ | Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. Thông hiểu: - Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu. - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. | 4TN | 4TN | 1TL | |
2 | Viết | Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài tự sự. - Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể. - Giới thiệu được nội dung của vấn đề tự sự. Thông hiểu: - Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện. - Nắm được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. Cần có sự lựa chọn phù hợp các chi tiết, sự việc. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 4TN | 4TN | 1TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 25% | 35% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 6 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
LỜI RU CỦA MẸ
Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát.
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng.
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống.
Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con.
Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.
(Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thơ thất ngôn bát cú
B. Thơ năm chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ tự do
Câu 2: Bài thơ có cách ngắt nhịp chủ yếu như thế nào?
A. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2
B. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 4/1
C. Ngắt nhịp 4/1 hoặc 3/2
D. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 1/1/3
Câu 3: Bài thơ gieo vần nào?
A. Không gieo vần
B. Vần cách
C. Vần liền
D. Vần hỗn hợp
Câu 4: Người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ trên là ai?
A. Người mẹ
B. Người con
C. Người kể chuyện
D. Người mẹ và người con
Câu 5: Nội dung của bài thơ trên nói về điều gì?
A. Bài thơ mượn hình ảnh lời ru để bộc lộ tấm lòng hiếu thảo của người con đối với người mẹ
B. Bài thơ nói về giá trị của lời ru trong cuộc sống của mỗi con người
C. Bài thơ mượn hình ảnh lời ru để nói về tình mẹ tha thiết, thiêng liêng, bất tử
D. Bài thơ nói về những trải nghiệm quý báu trong cuộc sống của người con với người mẹ
Câu 6: Trong bài thơ, hình ảnh “lời ru” được xuất hiện trong những hoàn cảnh nào?
A. Xuất hiện trong lời bài hát ru
B. Xuất hiện ở khắp mọi nơi rộng lớn, mênh mông
C. Xuất hiện trong giấc mơ của người con
D. Xuất hiện trong câu chuyện của người mẹ kể cho người con nghe
Câu 7: Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ “lời ru” được sử dụng trong bài thơ là gì?
A. Nhấn mạnh nỗi vất vả, gian khổ của người mẹ
B. Nhấn mạnh sự lo âu, muộn phiền của người mẹ khi nghĩ về người con
C. Nhấn mạnh sự yên bình và hạnh phúc của người con khi có mẹ bên cạnh
D. Nhấn mạnh tình yêu gia đình, quê hương, đất nước của người con
Câu 8: Trong khổ thơ đầu, có bao nhiêu phó từ được sử dụng?
A. Một phó từ
B. Hai phó từ
C. Ba phó từ
D. Không có phó từ nào
Câu 9: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) chỉ ra thông điệp chung từ các dòng thơ sau:
“Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông”.
Và:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
(Chế Lan Viên)
Phần 2: Viết (4 điểm)Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | B. Thơ năm chữ | 0,5 điểm |
Câu 2 | A. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2 | 0,5 điểm |
Câu 3 | C. Vần liền | 0,5 điểm |
Câu 4 | B. Người con | 0,5 điểm |
Câu 5 | C. Bài thơ mượn hình ảnh lời ru để nói về tình mẹ tha thiết, thiêng liêng, bất tử | 0,5 điểm |
Câu 6 | B. Xuất hiện ở khắp mọi nơi rộng lớn, mênh mông | 0,5 điểm |
Câu 7 | C. Nhấn mạnh sự yên bình và hạnh phúc của người con khi có mẹ bên cạnh | 0,5 điểm |
Câu 8 | A. Một phó từ | 0,5 điểm |
Câu 9 | - HS nêu thông điệp chung được rút ra từ những dòng thơ. + Đảm bảo yêu cầu hình thức. + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Ví dụ: mẹ luôn dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con, vai trò của tình mẫu tử thiêng liêng,… | 2 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài. | 0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. | ||
c. Triển khai vấn đề:HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự. - Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử. - Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc. - Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện - Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử. - Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện. - Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện. | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo. |