Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 2)


ĐỀ 2

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,…) của truyện ngụ ngôn.

Thông hiểu:

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ.

- Hiểu được bài học, chủ đề của truyện ngụ ngôn.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các truyện ngụ ngôn

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật.

- Xác định được bố cục bài văn, nhân vật phân tích.

Thông hiểu:

- Giới thiệu nhân vật được phân tích

- Nêu những đặc điểm của nhân vật đó.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật.

- Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật, rút ra điều đáng nhớ.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm để làm nổi bật nhân vật được phân tích.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5 TN

2TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG

1. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

– Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được hay không?

Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:

– Phải đấy, chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo nhau đến lão Miệng. Đi qua nhà bác Tai, họ thấy bác ta đang ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào cùng nói:

– Bác Tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.

Bác Tai gật đầu lia lịa:

– Phải, phải… Bác sẽ đi với các cháu!

Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ không chào hỏi gì cả. Cậu Chân, cậu Tay nói thẳng luôn với lão:

– Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.

Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên. Lão nói:

– Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã. Làm gì mà nóng nảy thế?

Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:

– Không, không phải bàn bạc gì nữa. Từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!

Nói rồi cả bọn kéo nhau về.

2. Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn.

3. Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:

– Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt tất cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

Câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng – Truyện ngụ ngôn cho bé
Nguồn: Văn học lớp 6, tập 2, trang 28 – NXB Giáo dục 2001
|- TruyenDanGian.Cim –

Câu 1. “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là truyện ngụ ngôn:

A. Nhân hóa các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng

B. Hoán dụ các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng

C. Ẩn dụ các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng

D. So sánh các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng

Câu 2. Cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay điều gì?

A. Chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi

B. Tất cả mọi người đều làm việc vất vả quanh năm và bây giờ cần được nghỉ ngơi

C. Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không

D. Trong năm qua mọi người chưa làm việc chăm chỉ, tất cả cần phải cố gắng hơn

Câu 3. Tại sao các bộ phận khác cho rằng lão Miệng là người sướng nhất?

A. Vì lão Miệng nhai thức ăn suốt ngày

B. Vì lão Miệng không phải làm gì cả

C. Vì lão Miệng không phải làm gì cả, chỉ ngồi ăn không

D. Vì lão Miệng làm ít mà vẫn có ăn

Câu 4. Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cảm thấy như thế nào?

A. Nhàn hạ, rảnh rỗi

B. Thoải mái vì không phải làm việc

C. Thích thú, vui vẻ khi được nghỉ ngơi

D. Mệt mỏi, rã rời

Câu 5. Khi lão Miệng ăn thức ăn trở lại, điều gì đã xảy ra?

A. Lão Miệng cảm thấy ăn rất ngon Miệng

B. Bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt động viên lão Miệng ăn thêm đi

C. Mọi người cảm thấy cần phải yêu thương nhau nhiều hơn

D. Các bộ phận khác như Chân, Tay, Tai, Mắt đều cảm thấy khỏe mạnh, tươi tỉnh ra

Câu 6. Chủ đề của văn bản trên là:

A. Sự cố gắng

B. Lòng yêu thương

C. Sự đố kị

D. Tinh thần đoàn kết

Câu 7. Nhân vật lão Miệng trong văn bản trên giống với nhân vật nào trong truyện “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” (trang 10 sách Ngữ Văn 7 tập hai – Cánh diều):

A. Miệng

B. Răng

C. Chân

D. Bụng

Câu 8. Bài học gợi ra trong văn bản trên là gì?

A. Mỗi người cần phải sống tự lập, không nên dựa dẫm vào người khác

B. Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó, hợp tác với nhau để cùng tồn tại

C. Không nên có thái độ phân biệt về quyền lợi với người khác

D. Cần tôn trọng tập thể, lấy tập thể làm trung tâm cho sự tồn tại của mỗi bản thân

Câu 9. Chi tiết nào trong văn bản trên để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Câu 10. Nhớ lại truyện ngụ ngôn “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” của Ê-dốp, so sánh với truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” và nêu nhận xét của em.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam, nhân vật ngụ ngôn nào em yêu thích nhất? Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật đó.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Nhân hóa các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng

0,5 điểm

Câu 2

C. Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không

0,5 điểm

Câu 3

C. Vì lão Miệng không phải làm gì cả, chỉ ngồi ăn không

0,5 điểm

Câu 4

D. Mệt mỏi, rã rời

0,5 điểm

Câu 5

D. Các bộ phận khác như Chân, Tay, Tai, Mắt đều cảm thấy khỏe mạnh, tươi tỉnh ra

0,5 điểm

Câu 6

C. Sự đố kị

0,5 điểm

Câu 7

D. Bụng

0,5 điểm

Câu 8

B. Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó, hợp tác với nhau để cùng tồn tại

0,5 điểm

Câu 9

HS chỉ ra chi tiết gây ấn tượng nhất với bản thân và nêu lí do. Ví dụ:

Chi tiết mọi người tươi tỉnh trở lại sau khi lão Miệng nhai. Vì Chân, Tay, Tai, Mắt đã nhận ra lỗi sai và cùng nhau sửa chữa,…

1,0 điểm

Câu 10

HS nhớ lại truyện ngụ ngôn “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” của Ê-dốp.

- So sánh:

+ Giống: đều là truyện ngụ ngôn, các nhân vật đều là bộ phận cơ thể người, phê phán sự ích kỉ của mỗi cá nhân trong tập thể.

+ Khác: Truyện của Việt Nam kể bằng văn xuôi, truyện của Ê-dốp kể bằng văn vần…

- Nhận xét: Cả hai đều có nhiều điểm giống nhau về nội dung và bài học chỉ khác nhau chủ yếu về thể loại và nhân vật trong truyện.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn:

Mở bài giới thiệu được nhân vật, Thân bài triển khai được các đặc điểm nhân vật, Kết bài khẳng định lại tình cảm, thái độ của mình.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề:

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu được đặc điểm nổi bật của nhân vật trong truyện ngụ ngôn

- Thân bài:

+ Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ,…)

+ Nêu nhận xét của em về nhân vật.

- Kết bài: Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Danh mục: Đề thi