Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 8)


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

10

20

10

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Thông hiểu:

- Hiểu được tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung bài thơ.

- Hiểu được thông điệp bài thơ.

Vận dụng:

- Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài biểu cảm.

- Xác định được bố cục của đoạn văn biểu cảm.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề cảm nhận của bản thân.

- Đưa ra những hình ảnh, chi tiết cụ thể của bài thơ để thể hiện cảm của mình.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập đoạn văn, vận dụng kiến thức của bản thân về thơ để bày tỏ cảm xúc của bản thân.

- Nhận xét, rút ra tình cảm của nhà thơ.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để làm nổi bật tình cảm của bản thân với bài thơ.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1 TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời.
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người – đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày.
Mai sau con lớn hơn thầy
Các con ôm cả hai tay đất tròn.

(Trích Tiếng ru – Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1981)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ lục bát

B. Thể thơ tự do

C. Thể thơ sáu chữ

D. Thể thơ tám chữ

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là:

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ đầu tiên?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 4. Câu thơ “Con người muốn sống, con ơi / Phải yêu đồng chí, yêu người anh em” có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định rằng con người không thể sống khi người khác không yêu thương mình.

B. Khẳng định rằng con người không thể sống cô đơn mà phải có tình yêu thương, yêu thương đồng chí và anh em của mình.

C. Khẳng định tầm quan trọng của tình yêu thương trong cuộc sống.

D. Khẳng định tình yêu thương luôn thường trực trong mỗi con người.

Câu 5. Đoạn thơ thứ hai thể hiện truyền thống đạo lí tốt đẹp nào của nhân dân ta?

A. Tinh thần đoàn kết

B. Lòng yêu thương

C. Uống nước nhớ nguồn

D. Lòng yêu quê hương đất nước

Câu 6. Bài thơ là lời của ai nói với ai?

A. Của bố với con

B. Của mẹ với con

C. Của con với bố

D. Của con với mẹ

Câu 7. Từ láy “chắt chiu” có ý nghĩa gì?

A. Tiết kiệm từng chút một

B. Để dành từng chút, không hoang phí

C. Giữ gìn từng chút, chăm sóc nâng niu

D. Giữ gìn một cách hà tiện

Câu 8. Đâu không phải là thông điệp được gợi ra từ đoạn thơ trên?

A. Sống là phải cống hiến cho quê hương, đất nước

B. Sống phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau

C. Sống chỉ cần biết cá nhân mình tốt là được

D. Sống phải biết đoàn kết, đề cao tinh thần tập thể

Câu 9. Cách đặt câu ở khổ thơ thứ tư có gì đặc biệt? Nêu tác dụng?

Câu 10. Tác giả đặt tên nhan đề bài thơ là “Tiếng ru”, em có suy nghĩ gì về hình ảnh tiếng ru trong bài thơ. (Trình bày khoảng 4 – 5 dòng).

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Tiếng ru” của Tố Hữu.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Thể thơ lục bát

0,5 điểm

Câu 2

C. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

A. Nhân hóa

0,5 điểm

Câu 4

B. Khẳng định rằng con người không thể sống cô đơn mà phải có tình yêu thương, yêu thương đồng chí và anh em của mình.

0,5 điểm

Câu 5

A. Tinh thần đoàn kết

0,5 điểm

Câu 6

B. Của mẹ với con

0,5 điểm

Câu 7

C. Giữ gìn từng chút, chăm sóc nâng niu

0,5 điểm

Câu 8

C. Sống chỉ cần biết cá nhân mình tốt là được

0,5 điểm

Câu 9

HS chỉ ra được câu hỏi tu từ và tác dụng:

- Đoạn thơ sử dụng câu hỏi tu từ:

+ Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?

+ Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

- Tác dụng: gợi nhắc chúng ta cần biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Làm tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.

1,0 điểm

Câu 10

HS chỉ ra ý nghĩa của Tiếng ru trong bài:

Đây không chỉ là tiếng ru của mẹ mà là tiếng ru của cả nhân loại những lời ru thấm đẫm triết lí nhân sinh: Cần phải sống giàu yêu thương, gắn bó với đồng chí, đồng bào, anh em… để cùng nhau xây đắp cuộc sống tươi đẹp. Cần phải cống hiến cho quê hương đất nước. Cần phải có tinh thần đoàn kết,…

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn biểu cảm (15 – 20 dòng):

Mở đoạn giới thiệu được bài thơ và tình cảm của người viết. Thân đoạn triển khai được cảm xúc của bản thân khi đọc xong bài thơ. Kết đoạn khẳng định lại thông điệp của đoạn thơ.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: HS trình bày cảm xúc sau khi học xong bài “Tiếng ru” của Tố Hữu.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề:

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm.

- Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ đó.

- Về nội dung:

+ Thể hiện tinh thần tương thân, tương ái. Khẳng định con người không thể sống mà không có lòng yêu thương.

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.

+ Tình cảm, niềm mong ước của mẹ đối với con qua tiếng ru.

- Về nghệ thuật:

+ Thể thơ lục bát kết hợp với câu hỏi tu từ, biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh,... sinh động, hấp dẫn.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi