Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 5 )


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu.

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm.

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

- Viết được bài văn biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2: Văn bản trên được kể theo lời của ai?

A. Lời của ông chủ

B. Lời của hạt lúa thứ nhất

C. Lời của hạt lúa thứ hai

D. Lời của người kể chuyện

Câu 3: Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?

A. Ông chủ

B. Cánh đồng

C. Hai cây lúa

D. Chất dinh dưỡng

Câu 4: Vì sao hạt lúa thứ hai“ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”?

A. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng

B. Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa

C. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới bắt đầu một cuộc sống mới

D. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ

Câu 5: Thành phần trạng ngữ trong câu văn “Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.” là cụm từ nào?

A. Thời gian trôi qua

B. Hạt lúa thứ nhất

C. Héo khô nơi góc nhà

D. Chẳng nhận được nước và ánh sáng

Câu 6: Từ “sung sướng” trong văn bản thuộc loại từ nào?

A. Từ ghép đẳng lập

B. Từ ghép chính phụ

C. Từ láy bộ phận

D. Từ láy toàn bộ

Câu 7: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.” là gì?

A. Nhấn mạnh, khẳng định niềm vui, sự khát khao được cống hiến, được đổi thay trong hạt thóc thứ hai

B. Bộc lộ được suy nghĩ, cảm xúc của hạt lúa thứ hai

C. Giúp người đọc hình dung về sức mạnh phi thường của hạt lúa thứ hai

D. Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hành động liều lĩnh của hạt giống thứ hai

Câu 8: Hình ảnh hai hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong cuộc sống?

A. Kiểu người sống không dám nghĩ và kiểu người sợ sệt mọi thứ

B. Kiểu người sống ích kỉ và kiểu người sống cô độc

C. Kiểu người sống trong mức an toàn và kiểu người dám đương đầu với thử thách

D. Kiểu người sống trong mức an toàn và kiểu người không dám làm gì mạo hiểm

Câu 9: Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên.

Câu 10: Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người? Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản là gì?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết một bài văn biểu cảm về một thầy, cô giáo mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

D. Lời của người kể chuyện

0,5 điểm

Câu 3

C. Hai cây lúa

0,5 điểm

Câu 4

C. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới bắt đầu một cuộc sống mới

0,5 điểm

Câu 5

A. Thời gian trôi qua

0,5 điểm

Câu 6

D. Từ láy toàn bộ

0,5 điểm

Câu 7

A. Nhấn mạnh, khẳng định niềm vui, sự khát khao được cống hiến, được đổi thay trong hạt thóc thứ hai

0,5 điểm

Câu 8

C. Kiểu người sống trong mức an toàn và kiểu người dám đương đầu với thử thách

0,5 điểm

Câu 9

- HS tóm tắt nội dung văn bản trên.

Ví dụ: Câu chuyện về hai hạt lúa nọ có tính cách trái ngược nhau. Một hạt luôn sợ hãi, sợ thân mình nát tan nên đã tìm cách trốn đi. Còn hạt lúa thứ hai thì mạnh mẽ, kiên cường hơn đã quyết định theo bác nông dân ra đồng gieo mình vào đất. Để rồi từ đó nó phát triển thành cây lúa trưởng thành, tốt tươi.

1 điểm

Câu 10

- Câu chuyện phê phán thói hèn nhát, không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa.

- Thông điệp sâu sắc nhất: Muốn sống một cuộc đời ý nghĩa, chúng ta phải mạnh mẽ dấn thân. Nếu cứ thu mình trong cái vỏ bọc an toàn, chúng ta rồi sẽ chỉ là những con người nhạt nhòa rồi tàn lụi dần. Muốn thành công, con người không có cách nào khác ngoài việc đương đầu với gian nan, thử thách.

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: biểu cảm về một thầy, cô giáo mà em yêu quý.

c. Triển khai vấn đề:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. Sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu về người thầy, cô giáo mà em yêu quý.

- Miêu tả thầy, cô giáo về ngoại hình, tính cách...

- Kể chuyện và nêu cảm xúc của bản thân về thầy, cô giáo.

- Kết hợp kể, miêu tả và biểu cảm.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

Danh mục: Đề thi