Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 3 )


ĐỀ 3

: MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

4

0

4

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu.

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

4TN

4TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức.

Vận dụng:

- Viết được bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ nhân vật phân tích.

Vận dụng cao:

- Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

BÀI THUYẾT GIẢNG

Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.

Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.

Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lí do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.

Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.

Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:

- Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.

(Nguồn https://truyenviet.vn/bai-thuyet-giang)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Tùy bút

B. Tản văn

C. Truyện ngắn

D. Truyện dân gian

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Hình ảnh “cục than” là hình ảnh:

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 4: Nghĩa của từ “thuyết giảng” trong văn bản được hiểu như thế nào?

A. Nói, chú thích cho người ta hiểu rõ hơn về một vấn đề

B. Trình bày, giảng giải về một vấn đề

C. Trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người

D. Giải thích rõ ràng về một vấn đề cho người khác nghe

Câu 5: Trước khi vị giáo sư đến thăm nhà, cậu bé là người như thế nào?

A. Cậu bé là người ham chơi, phá phách

B. Cậu bé là người hòa đồng, thân thiện

C. Cậu bé là người có lối sống khép kín, cá nhân và cô độc

D. Cậu bé là người ích kỉ, không muốn chơi với bất kì ai

Câu 6: Vị giáo sư đã thuyết giảng cậu bé bằng cách nào?

A. Lấy kẹp nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi. Được một thời gian, khi cục than đã tắt, ông đặt lại nó vào lò sưởi và nó lại cháy

B. Lấy kẹp những mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi. Đợi một thời gian thì đem lại vào lò sưởi đun tiếp lần nữa

C. Lấy kẹp nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi. Được một thời gian, lại đem vào lò đốt tiếp sao cho thành tro bụi

D. Lấy kẹp những mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi. Đợi khoảng nửa ngày, khi cục than đã tắt, ông đặt lại nó vào lò sưởi và nó lại cháy

Câu 7: Theo em, cậu bé đã nhận ra được bài học thuyết giảng nào từ vị giáo sư?

A. Bài học về sự tôn trọng

B. Bài học về sự khiêm tốn

C. Bài học về sự hòa nhập

D. Bài học về sự kiên trì

Câu 8: Có bao nhiêu phó từ được sử dụng trong đoạn văn “Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.”?

A. 4 phó từ

B. 5 phó từ

C. 6 phó từ

D. 7 phó từ

Câu 9: Viết lời nhắn gửi đến mọi người từ câu chuyện trên mà em tâm đắc nhất.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật An trong văn bản “Đi lấy mật” trích “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Truyện ngắn

0,5 điểm

Câu 2

B. Tự sự

0,5 điểm

Câu 3

C. Ẩn dụ

0,5 điểm

Câu 4

B. Trình bày, giảng giải về một vấn đề

0,5 điểm

Câu 5

C. Cậu bé là người có lối sống khép kín, cá nhân và cô độc

0,5 điểm

Câu 6

A. Lấy kẹp nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi. Được một thời gian, khi cục than đã tắt, ông đặt lại nó vào lò sưởi và nó lại cháy

0,5 điểm

Câu 7

C. Bài học về sự hòa nhập

0,5 điểm

Câu 8

B. 5 phó từ

0,5 điểm

Câu 9

HS viết lời nhắn gửi đến mọi người từ câu chuyện trên mà em tâm đắc nhất.

Ví dụ: Khi sống đơn độc, lẻ loi, tách khỏi tập thể, cộng đồng, cá nhân sẽ đẩy mình đến chỗ tự diệt. Chỉ khi hòa mình vào với mọi người để cùng nhau sống, cùng nhau nỗ lực, cá nhân mới tìm thấy niềm vui, phát huy được năng lực, sở trường, sức mạnh của chính mình, mới thực sự sống và sống một cách có ý nghĩa.

2 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích đặc điểm của nhân vật An trong văn bản “Đi lấy mật” trích “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và nhân vật.

- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Nêu đặc điểm của nhân vật An:

+ Yêu thiên nhiên và có những cảm nhận tinh tế, sâu sắc.

+ Ham học hỏi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh.

+ Ngoan ngoãn, lễ phép và tràn đầy tình yêu thương.

- Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động cụ thể.

+ Ngôi kể thứ nhất góp phần khắc họa nhân vật một cách chân thực, sinh động.

+ Ngôn từ trong sáng, hình ảnh gần gũi, quen thuộc của người dân miền Tây Nam Bộ.

- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:

+ Thông qua nhân vật An, tác giả muốn bày tỏ tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống vùng Nam Bộ.

- Khái quát và đánh giá về nhân vật.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc.

Danh mục: Đề thi