ĐỀ 4
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Tản văn, tùy bút | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Tản văn, tùy bút | Nhận biết - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn. - Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn. - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn. | 4TN | 4TN | 1TL | |
2 | Viết | Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc | Nhận biết: - Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm. Thông hiểu: - Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: - Viết được bài văn biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 4TN | 4TN | 1TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 25% | 35% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 4 | ĐỀ THI HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.
(Trích Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
A. Tùy bút
B. Tản văn
C. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết
Câu 2: Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Giá trị văn hóa ẩm thực mà cốm đem lại
B. Nguồn gốc và màu sắc của cốm
C. Vẻ đẹp của cốm trong mắt tác giả
D. Giới thiệu thức ăn dân giã của người Việt
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.”?
A. Liệt kê
B. Nhân hóa
C. So sánh
D. Điệp ngữ
Câu 5: Nghĩa của từ “thanh khiết” trong câu văn “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.” là gì?
A. trong sạch, thuần khiết
B. chỉ nguyên một chất, không bị lẫn tạp chất
C. vẫn giữ được bản chất vốn có
D. trong sáng, không một chút vẩn đục
Câu 6: Tại sao tác giả nghĩ đến cốm lại nghĩ đến quà sêu tết?
A. Vì nó là một món ăn đặc trưng trong mỗi dịp lễ quan trọng
B. Vì nó là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ
C. Vì tác giả thích ăn cốm vào mỗi dịp tết đến
D. Vì nó thể hiện nền văn hóa nông nghiệp của nước ta suốt những thế kỉ qua
Câu 7: Qua đoạn trích trên, tác giả muốn truyền tới người đọc tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với thứ quà dân tộc là cốm?
A. Cần có thái độ trân trọng, nâng niu, gìn giữ cốm như một vẻ đẹp văn hóa dân tộc
B. Cần có cử chỉ nhẹ nhàng, cách ăn khiêm tốn khi thưởng thức cốm
C. Không nên thưởng thức cốm khi chưa hiểu biết hết về giá trị của cốm
D. Chỉ nên trân trọng, gìn giữ cốm khi nó đem lại giá trị vật chất cho bản thân
Câu 8: Số từ được sử dụng trong câu văn “Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.” nhằm chỉ:
A. Chỉ số lượng xác định
B. Xác định thứ tự
C. Chỉ ý nghĩa toàn thể
D. Chỉ số lượng ước lượng
Câu 9: Thạch Lam khẳng định: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Nêu quan điểm của em về thức quà quê này.
Phần 2: Viết (4 điểm)Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Dựa vào nội dung bài ca dao trên, em hãy viết một bài văn trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | A. Tùy bút | 0,5 điểm |
Câu 2 | C. Biểu cảm | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. Nguồn gốc và màu sắc của cốm | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. So sánh | 0,5 điểm |
Câu 5 | A. trong sạch, thuần khiết | 0,5 điểm |
Câu 6 | B. Vì nó là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ | 0,5 điểm |
Câu 7 | A. Cần có thái độ trân trọng, nâng niu, gìn giữ cốm như một vẻ đẹp văn hóa dân tộc | 0,5 điểm |
Câu 8 | A. Chỉ số lượng xác định | 0,5 điểm |
Câu 9 | - HS nêu quan điểm cá nhân về vẻ đẹp, giá trị của cốm và có những lí giải phù hợp. Ví dụ: + Cốm là đặc sản của dân tộc, là món quà của đồng quê mà trời đất ban tặng cho con người. Qua đó ta còn thấy được tấm lòng trân trọng, đau đáu giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc của Thạch Lam. + Nó được làm nên từ những hạt lúa non với bao mồ hôi công sức của người làm cốm. Ăn cốm ta nhớ đến hương vị quê hương với mùi thơm của lúa non hoà cùng vị thanh mát của lá sen. Cốm là loại thức ăn chơi mà ai cũng yêu thích,… | 2 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài. | 0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình. | ||
c. Triển khai vấn đề:Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. Sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất - Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ. - Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt - Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất. - Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh. - Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ. - Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ. - Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ - Liên hệ bản thân ... lời hứa. | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | ||
e. Sáng tạo: Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật. |