Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 5)


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

3

0

5

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của thơ: thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, những hình ảnh tiêu biểu; các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong thơ.

- Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Nhận ra hiện tượng từ ngữ trong tiếng Việt; các biện pháp tu từ;…

Thông hiểu:

- Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

Vận dụng:

- Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

- Trình bày được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

3TN

5TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

NẰM TRONG TIẾNG NÓI

Nằm trong tiếng nói yêu thương

Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.

Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi

Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con.

Tháng ngày con mẹ lớn khôn,

Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha,

Đời bao tâm sự thiết tha

Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ…

(Huy Cận)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ lục bát

C. Thơ sáu chữ

D. Thơ tám chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong bài thơ trên?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3: Nội dung của bài thơ trên nói về điều gì?

A. Vẻ đẹp của tiếng Việt trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống đất nước của các thế hệ

B. Vai trò của tiếng Việt trong việc gìn giữ, phát huy, truyền lại cho con cháu đời sau truyền thống đất nước, vẻ đẹp tâm hồn ông cha

C. Con đường tìm hiểu và tuyên truyền về vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ đến với mỗi người là con dân Việt Nam

D. Biểu hiện của việc sử dụng phổ biến tiếng Việt trong cuộc sống hằng ngày

Câu 4: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ “Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha” là gì?

A. Tăng sức gợi hình, gợi tả trong câu thơ

B. Khẳng định tiếng Việt là một phần cuộc sống của các thế hệ ông cha ta

C. Nhấn mạnh vai trò trong việc lưu truyền và truyền đạt lại cho con cháu đời sau

D. Khẳng định giá trị của tiếng Việt đem lại trong cuộc sống

Câu 5: Anh/chị hiểu hai câu thơ “Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi/ Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con” như thế nào?

A. Tầm quan trọng của tiếng nói và tình yêu của nhà thơ với tiếng nói dân tộc

B. Sự khác biệt giữa nguồn gốc của tiếng nói và tiếng Việt

C. Tiếng Việt gắn với lịch sử hình thành và phát triển đất nước

D. Tầm nhìn xa về sự phát triển của tiếng Việt trong tương lại gần

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ đầu?

A. So sánh

B. Nói quá

C. Điệp ngữ

D. Tương phản

Câu 7: Tác giả đã thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào đối với tiếng Việt?

A. Tình yêu tha thiết, niềm tự hào, thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với tiếng Việt

B. Tình yêu gắn bó sâu nặng của tác giả đối với tiếng Việt

C. Tình yêu tha thiết, nâng niu, gìn giữ của tác giả đối với tiếng Việt như cách đối xử với đứa con của mình

D. Không từ nào có thể gợi tả về tình cảm, thái độ của tác giả đối với tiếng Việt

Câu 8: Bài thơ đã gửi gắm thông điệp gì đến với chúng ta?

A. Hãy chỉ nâng niu, trân trọng, gìn giữ tiếng Việt khi giao tiếp với mọi người

B. Cần gìn giữ và phát huy nét đẹp của tiếng Việt, không được để đánh mất và dễ dàng bị đồng hóa bởi những ngôn ngữ khác

C. Luôn nói tiếng Việt hằng ngày để mất gốc tiếng nói trong cuộc sống

D. Đem tiếng Việt hòa nhập với các ngôn ngữ khác để tạo nên thứ tiếng mới mẻ, phong phú hơn

Câu 9: Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc giữ gìn trong sáng của tiếng Việt.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận suy nghĩ về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Thơ lục bát

0,5 điểm

Câu 2

A. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

B. Vai trò của tiếng Việt trong việc gìn giữ, phát huy, truyền lại cho con cháu đời sau truyền thống đất nước, vẻ đẹp tâm hồn ông cha

0,5 điểm

Câu 4

C. Nhấn mạnh vai trò trong việc lưu truyền và truyền đạt lại cho con cháu đời sau

0,5 điểm

Câu 5

A. Tầm quan trọng của tiếng nói và tình yêu của nhà thơ với tiếng nói dân tộc

0,5 điểm

Câu 6

C. Điệp ngữ

0,5 điểm

Câu 7

A. Tình yêu tha thiết, niềm tự hào, thái độ trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với tiếng Việt

0,5 điểm

Câu 8

B. Cần gìn giữ và phát huy nét đẹp của tiếng Việt, không được để đánh mất và dễ dàng bị đồng hóa bởi những ngôn ngữ khác

0,5 điểm

Câu 9

- HS trình bày ý nghĩa của việc giữ gìn trong sáng của tiếng Việt

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

+ Việc giao tiếp theo đúng chuẩn mực tốt đẹp là điều rất cần thiết để được tôn trọng và đạt hiệu quả trong giao tiếp.

+ Tiếng Việt ta là linh hồn của dân tộc ta. Vì thế, giữ gìn sự trong sáng của tiêng Việt chính là giữ gìn bản sắc tốt đẹp của văn hóa và bảo vệ đất nước.

2 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vấn đề bạo lực học đường hiện nay

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường hiện nay.

- Giải thích khái niệm:

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lí, đạo lí, xúc phạm, trấn áp người khác nên những tổn thương cho con người trong phạm vi trường học.

+ Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần.

- Thực trạng:

+ Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, phát triển phức tạp, diễn ra nhiều nơi, do đó đang trở thành vấn nạn của xã hội.

+ Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đánh đập, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe,…

- Hậu quả:

+ Với nạn nhân: tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập.

+ Làm biến thái môi trường giáo dục

+ Với xã hội: tạo tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang

+ Với người gây ra hành vi bạo lực: con người phát triển không toàn diện, mầm mống của tội ác, làm hỏng tương lai của chính mình, bị mọi người lên án, xa lánh.

- Nguyên nhân:

+ Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử bản thân, thiếu kĩ năng sống.

+ Có những căn bệnh tâm lí

+ Do ảnh hưởng của môi trường văn hóa bạo lực từ cuộc sống và phim ảnh

+ Thiếu sự quan tâm của gia đình

+ Sự giáo dục trong nhà trường

+ Xã hội chưa có cách quan tâm đúng mức, chưa có giải pháp triệt để.

- Giải pháp:

+ Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ. Cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.

+ Tăng cường giáo dục đạo đức, dạy kĩ năng sống

+ Có những biện pháp quyết liệt để giáo dục, răn đe, làm gương cho người khác

- Khẳng định vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi