Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 1)


ĐỀ 1

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thần thoại

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thần thoại

Nhận biết:

- Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

- Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật,... trong truyện thần thoại.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại.

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân.

Vận dụng:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

THẦN MƯA

Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày. Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá gáy hóa rồng.

Mồng ba cá đi ăn thề

Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn.

Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm mưa cho dân sự làm ăn. Sau vì khó nhọc quá, Trời không làm lấy mưa nữa. Trời mới sai Rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa. Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kì thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi Rồng. Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kì, mỗi kì vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Sau có con cá rô nhảy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng, thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, vào lọt cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa.

(Trích Thần Mưa, Quyển ba: Thần thoại (Việt Nam – Trung Hoa),

Tuyển tập văn chương nhi đồng, Doãn Quốc Sĩ,

NXB Sáng Tạo, 1970, T. 32 – T. 33)​

Câu 1: Về phương diện thể loại, đoạn trích “Thần Mưa” giống đoạn trích nào anh/chị đã được học?

A. Thần Trụ Trời

B. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

C. Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

D. Hương Sơn phong cảnh

Câu 2: Đoạn trích trên lí giải hiện tượng hạn hán hoặc lụt lội ở hạ giới nguyên nhân do đâu?

A. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, có vùng lại đến luôn

B. Thần Mưa làm theo lệnh của Trời – khi Trời muốn trừng phạt một vùng nào đó

C. Thần Mưa không kiểm soát được lượng mưa mình làm ra

D. Thần Mưa làm việc theo cảm tính, thích thì mưa nhiều, không thích thì mưa ít

Câu 3: Theo đoạn trích, tại sao lại có cuộc thi vượt Vũ Môn?

A. Vì công việc phun nước làm mưa rất nặng nhọc nên Trời sai Rồng làm nhưng số lượng Rồng trên trời lại ít

B. Vì hạ giới lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày

C. Vì các loài thủy tộc xin trời mở cuộc thi để được hóa Rồng

D. Vì có quá nhiều loài thủy tộc xin được hóa Rồng nên Trời mở cuộc thi để tuyển chọn

Câu 4: Cuộc thi vượt Vũ Môn có liên quan đến thành ngữ, tục ngữ dân nào sau đây?

A. Rồng đến nhà Tôm

B. Cá chép hóa Rồng

C. Mưa tháng tư hư đất

D. Nước mưa là của trời.

Câu 5: Ý nghĩa của việc cá chép vượt Vũ Môn thành công và hóa thành Rồng là gì?

A. Thi cử là môi trường rèn luyện con người

B. Nhân tài được chọn lọc qua các kì thi

C. Muốn trở nên xuất sắc, phải vượt qua các đối thủ khác

D. Muốn thành công, hãy nỗ lực, can đảm, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Câu 6: Theo đoạn trích, thần Mưa mang những đặc điểm gì của nhân vật thần thoại?

A. Hình dáng, năng lực khác thường

B. Hành động, năng lực khác thường

C. Hình dáng, hành động, năng lực khác thường và gắn với những chi tiết kì ảo

D. Gắn với những chi tiết kì ảo, hoang đường, không thực tế

Câu 7: Theo đoạn trích trên không chỉ giải thích hiện tượng mưa, đoạn trích còn lí giải điều gì về đặc điểm giống loài của một số con vật?

A. cá rô nhảy lên bờ khi mưa rào, tôm cong lưng và nội tạng ở trên đầu, cá chép có vây, đuôi, râu, sừng.

B. cá rô nhảy lên bờ khi hạn hán, tôm cong lưng và chất thải ở trên đầu, cá chép có vây, đuôi, râu, sừng.

C. cá rô nhảy lên bờ khi mưa rào, tôm cong lưng khoăm lại, cá chép có vây, đuôi, và sừng.

D. cá rô nhảy lên bờ khi đồng khô cạn, tôm cong lưng và chất thải ở trên đầu, cá chép có vây, đuôi, râu, sừng.

Câu 8: Trong câu văn: “Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng, thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu.” đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Ẩn dụ

Câu 9: Anh/chị giải thích vì sao trong văn hóa dân gian, người Việt lại thích treo tranh cá chép, trưng bày tượng cá chép?

Câu 10: Dù chỉ là một chú cá nhỏ bé nhưng cá chép đã không nản lòng, quyết tâm vượt qua được Vũ Long Môn và hóa Rồng. Từ chi tiết này của truyện, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) bàn về sức mạnh của tinh thần bất khuất.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về lòng biết ơn.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Thần Trụ Trời

0,5 điểm

Câu 2

A. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, có vùng lại đến luôn

0,5 điểm

Câu 3

A. Vì công việc phun nước làm mưa rất nặng nhọc nên Trời sai Rồng làm nhưng số lượng Rồng trên trời lại ít

0,5 điểm

Câu 4

B. Cá chép hóa Rồng

0,5 điểm

Câu 5

D. Muốn thành công, hãy nỗ lực, can đảm, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách

0,5 điểm

Câu 6

C. Hình dáng, hành động, năng lực khác thường và gắn với những chi tiết kì ảo

0,5 điểm

Câu 7

A. cá rô nhảy lên bờ khi mưa rào, tôm cong lưng và nội tạng ở trên đầu, cá chép có vây, đuôi, râu, sừng.

0,5 điểm

Câu 8

B. Liệt kê

0,5 điểm

Câu 9

HS giải thích, cần đảm bảo ý sau:

- Cá chép vượt Vũ Môn tượng trưng cho sự khát vọng của con người luôn muốn vươn lên đến tầm cao mới, “viên ngọc quý” mà cá chép ngậm, tượng trưng cho lòng kiên trì, sự nhẫn nại và không ngại khó khăn, gian khổ của con người để đạt được thành công trong cuộc sống.

- Cá chép hóa rồng phun mưa cho mùa màng cây cối tươi tốt tượng trưng cho sự tốt đẹp, thịnh vượng...

1 điểm

Câu 10

- HS trình bày suy nghĩ của anh/chị về về sức mạnh của tinh thần bất khuất.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Giải thích: tinh thần bất khuất là không chịu khuất phục trước khó khăn, thử thách.

- Phân tích:

+ Có tinh thần bất khuất giúp con người chinh phục được thử thách, có được thành công trong cuộc sống

+ Tinh thần bất khuất không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mà còn với tập thể: giúp tập thể đoàn kết, vững mạnh, phát triển,...

+ Dân tộc có tinh thần bất khuất sẽ luôn chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc,..

+ Nếu không có tinh thần bất khuất, con người dễ thỏa hiệp, buông xuôi, khó có được thành công,...

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Trình bày ý kiến về lòng biết ơn.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng biết ơn.

- Giải thích lòng biết ơn.

- Phân tích:

+ Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình.

+ Lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều.

+ Lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.

- Chứng minh: HS tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.

- Phản đề: Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ.

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng biết ơn, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng bày tỏ một cách thuyết phục.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi