ĐỀ 9
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ/ thơ trữ tình | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ/ thơ trữ tình | Nhận biết: - Nhận biết được đặc điểm của thơ: thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, những hình ảnh tiêu biểu; các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong thơ. - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra hiện tượng từ ngữ trong tiếng Việt; các biện pháp tu từ;… Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Trình bày được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân. | 3TN | 5TN | 1TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội | Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 1TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 9 | ĐỀ THI HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
TRỞ VỀ QUÊ NỘI
Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa
Ầu ơ…thương nhớ lắm!
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông
(Trích Trở về quê nội – Lê Anh Xuân, NXB Giải phóng 1969)
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ năm chữ
C. Thơ sáu chữ
D. Thơ bảy chữ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: Hai dòng thơ đầu diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?
A. Tâm trạng xúc động rưng rưng của nhà thơ khi trở về quê cũ
B. Tâm trạng bồi hồi, lo lắng trước sự thay đổi của quê hương
C. Tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của quê hương sau bao nhiêu năm xa cách
D. Tâm trạng hối tiếc khi không thể chứng kiến được sự đổi thay của quê hương
Câu 4: Những hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương?
A. Bóng dừa, đường làng, tiếng võng, những bông trang trắng, hồng, con sông và hoa lục bình tím
B. Bóng dừa, những mặt người ta, đoạn đường xưa, tiếng võng, những bông trang trắng, hồng, con sông và hoa lục bình tím
C. Bóng dừa, những mặt người ta, đoạn đường xưa, tiếng võng, những bông trang trắng, con sông và hoa lục bình tím
D. Bóng dừa, những mặt người ta, đoạn đường xưa, tiếng ru, những bông trang trắng, hồng, con sông và hoa lục bình tím
Câu 5: Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Âu ơ…” đánh thức điều gì trong cái tôi trữ tình của tác giả?
A. Đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ đầy mộng mơ gắn với đường làng, lũy tre
B. Đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ đẹp, yên bình gắn với hình ảnh của bà, của mẹ
C. Đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó với những trò chơi dân gian
D. Đánh thức những kỉ niệm đáng nhớ với những lời ru đi vào giấc mơ
Câu 6: Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”…có tác dụng gì?
A. Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, nỗi xúc động, bồi hồi của tác giả khi trở lại quê nhà sau nhiều năm xa cách
B. Thể hiện sự ngỡ ngàng trước những thay đổi chóng mặt của quê hương
C. Khẳng định quê hương là của nhân vật trữ tình “ta”
D. Khắc họa những hình ảnh quê hương thêm đẹp đẽ, gần gũi hơn đối với người con xa xứ nhiều năm
Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ:
“Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng”
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Điệp từ
D. Nói quá
Câu 8: Bài thơ trên giúp anh/chị nhận ra điều gì?
A. Cần có những hành động thiết thực để xây dựng quê hương tốt đẹp hơn
B. Dù đi đâu xa thì vẫn luôn nhớ tới cội nguồn
C. Thể hiện tình cảm đẹp đẽ nhất dành cho quê hương
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9: Thông điệp nào sâu sắc nhất với anh/chị qua đoạn thơ sau:
“Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông”
Phần 2: Viết (4,0 điểm)Trong buổi lễ tổng kết năm học tại một ngôi trường THPT, có thầy giáo đã chia sẻ:
“Các con thân mến, khi suy nghĩ về tổng kết năm học mà không thấy hối tiếc một điều gì thì thầy cho rằng mình vẫn chưa…tổng kết. Có những hối tiếc nhỏ nhưng đáng lẽ ra nếu chịu khó một chút thì bài kiểm tra thay vì điểm 4 sẽ thành điểm 5, điểm 6. Hối tiếc hơn là khi bài thầy cô giảng rất hay mà mình thì ngủ gục. Hối tiếc hơn nữa là mình thì đã thiếu cố gắng trong cuộc sống làm cho cha mẹ không vui lòng.”
(Trích theo báo Tuổi trẻ)
Từ lời tâm sự trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình về những điều đã từng hối tiếc trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | A. Thơ tự do | 0,5 điểm |
Câu 2 | C. Biểu cảm | 0,5 điểm |
Câu 3 | A. Tâm trạng xúc động rưng rưng của nhà thơ khi trở về quê cũ | 0,5 điểm |
Câu 4 | B. Bóng dừa, những mặt người ta, đoạn đường xưa, tiếng võng, những bông trang trắng, hồng, con sông và hoa lục bình tím | 0,5 điểm |
Câu 5 | B. Đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ đẹp, yên bình gắn với hình ảnh của bà, của mẹ | 0,5 điểm |
Câu 6 | A. Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, nỗi xúc động, bồi hồi của tác giả khi trở lại quê nhà sau nhiều năm xa cách | 0,5 điểm |
Câu 7 | C. Điệp từ | 0,5 điểm |
Câu 8 | D. Tất cả đáp án trên | 0,5 điểm |
Câu 9 | - HS chọn thông điệp - Lí giải vì sao. Gợi ý: Thông điệp sâu sắc nhất trong văn bản là: Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên mà quê hương còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người, hun đúc cho mỗi người những phẩm chất cao quý như trong sáng, thủy chung, anh hùng,... (Lí do phải nêu ít nhất được hai lí do khác nhau, thuyết phục và hợp lí, sâu sắc mới cho điểm tối đa). | 2 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnNhững điều đã từng hối tiếc trong cuộc sống. | 0,25 điểm | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmHọc sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Trích dẫn được ý kiến - Nêu được vấn đề cần nghị luận: những điều đã từng hối tiếc trong cuộc sống. - Giải thích “hối tiếc”: là cảm giác của sự mất mát, thất vọng hoặc không thỏa mãn. - Trình bày về những điều đã từng hối tiếc trong cuộc sống: + Nêu sự việc: xảy ra khi nào, ở đâu, với ai, hậu quả? + Nguyên nhân + Bài học rút ra từ sự việc đó - Bàn luận, mở rộng vấn đề: + Tuy nhiên, không nên chìm đắm trong quá khứ, dằn vặt bản thân bởi chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội và những điều tốt đẹp trong hiện tại, ảnh hưởng tới tương lai. + Phê phán những người bảo thủ, sống hời hợt, không biết nhìn lại mình, rút kinh nghiệm cho bản thân. - Khẳng định lại vấn đề nghị luận. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. | 0,5 điểm |