Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 10)


ĐỀ 10

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của thơ: thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, những hình ảnh tiêu biểu; các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong thơ.

- Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Nhận ra hiện tượng từ ngữ trong tiếng Việt; các biện pháp tu từ;…

Thông hiểu:

- Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

Vận dụng:

- Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

- Trình bày được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn
Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy
Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy
Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi
Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời...

Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Mặt chúng tôi ngửa lên như đất
Những màu mây sẽ thôi không héo quắt
Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên
Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền
Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ
Rồi kháo nhau
Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt

Ôi ước gì được thấy mưa rơi...
Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển
Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời..
Ôi, ước gì được thấy mưa rơi
Chúng tôi sẽ trụi trần nhảy choi choi trên cát
Giãy giụa tơi bời trên cát
Như con cá rô rạch nước đón mưa rào
Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào
Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho táo bạo
Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng
Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng
Chập chờn bay phía xa khơi...

Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi
Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt
Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu
Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu
Hay mưa bụi...mưa li ti...cũng được
Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước
Một hạt nhỏ thôi cát cũng dịu đi nhiều...
Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập nhịp tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

(Trích Đợi mưa trên đảo sinh tồn, Trần Đăng Khoa)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ văn xuôi

C. Thơ bảy chữ

D. Thơ tám chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ là gì?

A. Khát vọng, mong muốn có mưa trên đảo Sinh Tồn và ý chí của con người dù không có mưa

B. Nỗi niềm mong mỏi những cơn mưa của những người chiến sĩ trên đảo

C. Thể hiện niềm thích thú với những cơn mưa trên đảo Sinh Tồn

D. Hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần của những người sống trên đảo

Câu 4: Người lính hải quân trong đoạn thơ đầu hiện lên qua những hình ảnh nào?

A. Ngồi trên đảo Sinh Tồn

B. Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy, mắt đăm đăm

C. Mắt đăm đăm nhìn về nơi thăm thẳm xa khơi

D. Ngồi trên đảo, đen như gốc cây cháy

Câu 5: Câu thơ nào dưới đây thể hiện việc cơn mưa trên đảo vẫn không đến cho dù những dấu hiệu của nó là có thật?

A. Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời

B. Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

C. Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên

D. Giãy giụa tơi bời trên cát

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ sau?

“Chúng tôi sẽ trụi trần nhảy choi choi trên cát

Giãy giụa tơi bời trên cát

Như con cá rô rạch nước đón mưa rào

Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào

Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo”

A. Liệt kê

B. Nhân hóa

C. So sánh

D. Điệp ngữ

Câu 7: Điều kiện sống của những chiến sĩ trên đảo như thế nào?

A. Đầy đủ, tươm tất

B. Gian khổ, khó khăn

C. Thiếu thốn, đói ăn, mặc

D. Dư dả, tươm tất

Câu 8: Điệp khúc nào thể hiện tâm trạng đầy hi vọng, khát khao mưa đến cháy bỏng?

A. Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu

B. Ôi ước gì được thấy mưa rơi

C. Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho táo bạo

D. Hay mưa bụi...mưa li ti...cũng được

Câu 9: Qua đoạn thơ trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Câu 10: Từ nội dung đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày về chủ đề: Khi ta biết ước mơ.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ về chủ đề: Món quà tuyệt vời nhất mà cuộc sống ban cho mỗi người là tình bạn.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Thơ tự do

0,5 điểm

Câu 2

B. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

A. Khát vọng, mong muốn có mưa trên đảo Sinh Tồn và ý chí của con người dù không có mưa

0,5 điểm

Câu 4

B. Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy, mắt đăm đăm

0,5 điểm

Câu 5

A. Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời

0,5 điểm

Câu 6

C. So sánh

0,5 điểm

Câu 7

B. Gian khổ, khó khăn

0,5 điểm

Câu 8

B. Ôi ước gì được thấy mưa rơi

0,5 điểm

Câu 9

- HS rút bài học cho bản thân

Gợi ý:

- Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn như thế nào cũng cần có niềm tin và khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống

- Sống phải có ước mơ và cố gắng để thực hiện ước mơ đó

- Đôi khi phải chờ đợi. Nhiều khi chờ đợi sẽ có được “trái ngọt” về sau.

- Trân trọng những gì mình đã và đang có. Để đến khi những điều bình thường như những cơn mưa không còn là ước muốn cao vời.

1 điểm

Câu 10

HS trình bày về chủ đề: Khi ta biết ước mơ.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

+ Ước mơ có một ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi con người đề định hướng tương lai, là động lực để mọi người phấn đấu, nỗ lực để thực hiện ước mơ đó.

+ Khi con người biết ước mơ là biết nghĩ đến những điều tốt đẹp, biết hướng đến một tương lai tươi sáng, phù hợp với năng lực của bản thân và những chuẩn mực của xã hội.

+ Khi con người biết ước mơ thì sẽ không ngừng phấn đấu, vượt qua những khó khăn thử thách để thực hiện ước mơ và hướng đến thành công trong cuộc sống.

+ Khi con người không có ước mơ và không biết ước mơ thì sẽ không có mục tiêu phấn đấu, sống không có mục đích rõ ràng và sẽ không thể có thành công.

+ Cần phân biệt giữa biết ước mơ với mơ ước một cách viền vông, hão huyền hay tham vọng quá lớn và dục vọng mù quáng. Ước mơ phải đi liền với hành động đề biến ước mơ thành hiện thực.

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Chủ đề: Món quà tuyệt vời nhất mà cuộc sống ban cho mỗi người là tình bạn.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Món quà tuyệt vời nhất mà cuộc sống ban cho mỗi người là tình bạn.

- Sự cần thiết của vấn đề nghị luận và thái độ chung của người viết.

- Nêu và giải thích quan điểm và vấn đề cần nghị luận: tình bạn là món quà tuyệt vời của cuộc sống.

- Biểu hiện:

+ Bạn cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng.

+ Bạn cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tối tăm.

+ Luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc.

+ Động viên, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong học tập lẫn cuộc sống.

+ Thẳng thắn góp ý, khuyên bảo để giúp nhau cùng tiến bộ.

+ Đối xử với nhau chân thành, tin tưởng, không màng vật chất.

+ Không lừa dối, lợi dụng tình cảm, địa vị của nhau.

(Đưa ra dẫn chứng minh họa: Tình bạn giữa Bác Hồ và bác Tôn,...)

- Ý nghĩa vai trò của tình bạn trong cuộc sống:

+ Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.

+ Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống

+ Tình bạn giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.

- Phản đề:

+ Tình bạn cần được xây dựng trên những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất. Đây là cơ sở để tình bạn được bền vững.

+ Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ lâu dài và vĩnh cửu.

- Thái độ của bản thân trong việc vun đắp một tình bạn đẹp trong cuộc sống: nâng niu, trân quý, vun đắp tình bạn,…

- Nhận thức và hành động của bản thân.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi