Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 8)


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Sử thi

4

0

4

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Sử thi

Nhận biết:

- Nhận biết được không gian, thời gian trong sử thi.

- Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong sử thi.

- Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện sử thi.

- Nhận biết được lời người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi, cảm hứng chủ đạo và lịch sử - văn hóa.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Hiểu và phân tích được nhân vật trong sử thi; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.

- Nêu được chủ đề, tư tưởng của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong sử thi.

- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi.

- Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân.

Vận dụng:

- Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân.

4TN

4TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ĐẺ NƯỚC

Tóm tắt tác phẩm: Thuở ấy, khi đất còn pạc lạc (xơ xác, rời rạc), nước còn pời lời (bùng nhùng), trời còn puổng luổng (mung lung), bỗng “mưa dầm mưa dãi”, nước ngập bao la núi đồi, 50 ngày nước mới rút, tự nhiên mọc lên một cây xanh có 90 cành, có một cành chọc trời, biến thành ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Hai thần truyền lệnh làm ra đất, trời và muôn vật. Nhưng sau đó, trời nắng dữ dội 12 năm liền làm cho xơ xác. Thần Pồng Pều ao ước có một trận mưa lớn. Tức thì mưa to gió lớn chín mười ngày đêm, nước ngập bao la. Bảy tháng sau, nước rút. Tiếp đó là quá trình hình thành vũ trụ, hình thành con người. Phần được trích dưới đây là một trong hai rằn mở đầu của tác phẩm. Đẻ đất và Đẻ nước vốn là tên của hai rằn song “trong ý niệm của người Việt – Mường thì Đất – Nước còn mang ý nghĩa Tổ quốc, giống nòi, địa vực cư trú, nên tên của hai rằn này được dùng làm tên chung cho tác phẩm.

1. Con gà gáy trên đèo xao xác

Con ác kêu trên núi oang oang

Mặt trời lên, sáng rừng sáng bãi

Làm mùa không ra cơm

Sáng cả chín trời, mười phương

Lưới chài không ra cá

Nóng quá

Đất xác xơ

Đất cằn cỗi hanh khô

Dây sắn úa hết lá

Cây cau úa hết tầu

Rừng vàu không mọc măng

Con chim mò xuống đất

Con thú mò xuống nước

Chó thè lưỡi

Rái cá chạy lên đồi

Hạn chín tháng trời

Nắng mười hai năm xác đất

Cạn suối, vỡ mai ba ba

Khô đồi, gãy sừng hươu,

Nắng nhiều, cây hết lá

Nắng cả đất hết cỏ

Trâu ăn đất cóng

Người uống nước sương

Gà rừng kiếm nước ở mắt lóng bương.

2. Ông Pồng Pêu (thần nước)

Ngồi đan lưới đan chài ở cửa sổ

Trông ra ngoài ngõ

Trông lên trên trời

Ông Pồng Pêu ao ước

Ước ơi là ước

Ước sao được một trận mưa

Mưa dầm đề chín đêm mười bữa sáng

Mưa rào rào chín buổi sáng mười đêm

Mưa ở giữa đồng

Mưa vòng ra bờ suối

Mưa xói núi

Mưa mòn gió

Mưa từ chân trời này

Mưa sang chân trời nọ

Mưa mưa, gió gió

Mưa ngập ruộng sâu ruộng cạn

Mưa tràn bờ suối, bờ cao

3. Đồn rằng khi đó

Trời kéo mây ùn ùn

Trời đùn mây kìn kin

Gió ầm ầm bốn bên

Mây ùn lên từng đống

Mây kéo chống từng mảng

Mưa mưa, mây gió

Mây đen, mây vàng

Nghe cơn gió và vù

Nghe ù ù cơn mưa

Tiếng thần sấm thét xuống

Nữ thần sét xuống gào

Đầu đêm mưa to bằng hột cà

Sáng ra mưa to bằng quả bưởi

Mưa dù mưa dịn

Mưa chín đêm

Mưa liền chín ngày

Mưa bẻ cành, gãy lá

Mưa rước nàng Ngâu về trời

Mưa đưa chàng Ngâu qua sông Ngân

Mưa rửa sừng đàn nai

Mưa sạch lông chim phượng

Hôm đầu mưa ngập bụi

Hôm sau mưa ngập cây

4. Bốn tháng nước rút

Bốn tháng nước xuôi

Nước chín đồi đổ về một biển

Nước mười đồi đổ về một sông

Nước làm khó làm dễ

Xới đất đen lên bằng miệng ang

Xới đất vàng lên bằng miệng thúng

Trôi đàn cua đá

Trôi đàn ba ba đi thăm suối

Trôi đàn cá chuối đi thăm vực

Trôi đàn nòng nọc đi thăm đầm

Trôi đàn cá cơm đi ra bể rộng

Nước rút, nước xuôi

Nước dậy, nước đi […]

(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập V, trang 21)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Sử thi

B. Thần thoại

C. Truyện thơ

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2: Đề tài của văn bản là gì?

A. Sự hình thành của vũ trụ, trời đất

B. Sự hình thành các vị thần và muôn loài

C. Công cuộc “đẻ nước” và sự hình thành muôn vật, con người, cuộc sống

D. Công cuộc “đẻ đất, đẻ nước”

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng không gian, thời gian trong văn bản?

A. Không gian hoang sơ, thời gian không xác định

B. Không gian kì vĩ, thời gian quá khứ trải dài

C. Không gian kì vĩ, thời gian vào khoảng những năm TCN

D. Không gian rộng lớn, thời gian không xác định

Câu 4: Ông Pồng Pêu xuất hiện trong văn bản với tư thế, hành động nào?

A. Chỉ mong trời mưa sớm

B. Ngồi đan lưới chài bên cửa sổ, trông trời, trông đất

C. Ngồi đan lưới bên cửa sổ

D. Trông trời, trông nước

Câu 5: Khi chưa có nước, con người mong muốn điều gì?

A. Đề cao vai trò của nước, mong muốn vạn vật thống nhất, hòa hợp cùng phát triển

B. Nhấn mạnh vai trò của nước

C. Mong muốn muôn loài sống cùng nhau

D. Mong muốn vạn vật hài hòa, thống nhất cùng phát triển

Câu 6: Việc xuất hiện thần Nước, thần Sấm, thần Sét tạo nên cuộc “đẻ nước” vĩ đại như thế nào?

A. Thiên nhiên, vạn vật bừng dậy

B. Hội tụ sức mạnh của các vị thần giúp đỡ con người

C. Dự báo trước nạn hồng thủy, sự tàn phá của thiên nhiên

D. Hội tụ sức mạnh của thần linh, chứa đựng sức tàn phá của tự nhiên

Câu 7: Dòng nào dưới đây không nêu đúng tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản trên?

A. Thể hiện đặc trưng tính kịch, nghi lễ thực hành dân gian

B. Góp phần thể hiện sự kì vĩ, lớn lao của cuộc “đẻ nước”

C. Chiều kích vũ trụ trong cảm hứng sáng tạo giá trị văn hóa cộng đồng

D. Tạo sự cân xứng hài hòa

Câu 8: Văn bản trên gửi gắm thông điệp gì đến với chúng ta?

A. Nhận thức về sức mạnh và khát vọng sáng tạo trong mỗi con người.

B. Lí giải sự hình thành của đất, sự xuất hiện muôn loài và sáng tạo giá trị văn hóa cộng đồng, mong muốn một cuộc sống yên ấm, trù phú

C. Trân trọng lưu giữ kí ức của cộng đồng, mong muốn cuộc sống yên ấm, trù phú

D. Lí giải sự hình thành của đất, nước; sự xuất hiện muôn loài và sáng tạo giá trị văn hóa cộng đồng

Câu 9: Đoạn trích thể hiện nhận thức như thế nào về bối cảnh lịch sử văn hóa cổ xưa của các vùng dân tộc thiểu số? Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (8 – 10 dòng) trình bày những nét tương đồng, gần gũi với nhận thức về bối cảnh xã hội hiện nay.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể (thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích) mà anh/chị yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Sử thi

0,5 điểm

Câu 2

C. Công cuộc “đẻ nước” và sự hình thành muôn vật, con người, cuộc sống

0,5 điểm

Câu 3

D. Không gian rộng lớn, thời gian không xác định

0,5 điểm

Câu 4

D. Trông trời, trông nước

0,5 điểm

Câu 5

A. Đề cao vai trò của nước, mong muốn vạn vật thống nhất, hòa hợp cùng phát triển

0,5 điểm

Câu 6

D. Hội tụ sức mạnh của thần linh, chứa đựng sức tàn phá của tự nhiên

0,5 điểm

Câu 7

C. Chiều kích vũ trụ trong cảm hứng sáng tạo giá trị văn hóa cộng đồng

0,5 điểm

Câu 8

B. Lí giải sự hình thành của đất, sự xuất hiện muôn loài và sáng tạo giá trị văn hóa cộng đồng, mong muốn một cuộc sống yên ấm, trù phú

0,5 điểm

Câu 9

- Nhận thức về bối cảnh lịch sử văn hóa cổ xưa: muốn đối thoại, lí giải sức mạnh tự nhiên, bước đầu ý thức được khả năng vô hạn của con người và quá trình khai phá đầy vinh quang và cả cay đắng,…

- HS liên hệ với bối cảnh hiện nay.

- HS lí giải bằng dẫn chứng từ văn bản.

2 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể mà anh/chị yêu thích.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu truyện kể (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…)

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá

- Xác định chủ đề của truyện kể

- Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể

- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện kể theo đặc trưng thể loại

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể

- Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của truyện kể.

- Nêu ý nghĩa của truyện kể đối với bản thân và người đọc.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi