Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 10 )


ĐỀ 10

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tản văn, tùy bút

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tản văn, tùy bút

Nhận biết

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn.

- Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn.

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn.

- Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn.

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu viết đoạn văn biểu cảm.

- Xác định được bố cục đoạn văn, vấn đề cần biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được tác giả, bài thơ/ đoạn thơ.

- Nêu được ấn tượng chung, cảm xúc về bài thơ/ đoạn thơ đó.

- Trình bày, diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được đoạn văn biểu cảm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn;

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúy. Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. Dùng những hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Việt Nam, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời […]

Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư...Có khi một cái tên tật nguyền trên thân thể người bán phở được cảm tình quần chúng thân mật nhắc lại thành một cái tên hiệu: phở Gù, phở Lắp, phở Sứt...cái khuyết điểm trên hình thù ấy đã chuyển thành một cái uy tín trong nghề bán miếng chín mà lưu danh một thời trên cửa miệng những người sành. Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà Nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những người họ yêu tin […]

Hương vị phở vẫn như xa xưa, nhưng cái tâm hồn người ăn phở ngày nay, đã sáng sủa và lành mạnh hơn nhiều... Ngày trước, anh hàng phở có tiếng rao, có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dày giò đêm đông tội lỗi trong ngõ khuất; có người rao lên nghe vui rền. Tại sao, bây giờ Hà Nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi? Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thứ quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta. Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy.

(Phở, Nguyễn Tuân, in lại trong Cảnh sắc và hương vị đất nước,

NXB Tác Phẩm Mới, 1988)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Tản văn

D. Tự truyện

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn trích là phương thức nào?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Câu 3: Phở là món ăn thường được thưởng thức vào mùa nào trong năm?

A. Mùa mưa, mùa lạnh

B. Mùa nóng, mùa lạnh

C. Mùa khô, mùa nóng

D. Mùa nào cũng có thể thưởng thức

Câu 4: Phở được nhận diện trong đoạn trích trên những phương diện nào?

A. Cách con người ăn phở, thời gian thích hợp để ăn phở và những quy luật riêng của món phở

B. Thời gian thích hợp để ăn phở và những quy luật riêng của món phở

C. Tiếng rao bán phở, thời gian thích hợp để ăn phở và những quy luật riêng của món phở

D. Cách con người ăn phở, tiếng rao bán phở và những quy luật riêng của món phở

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Ngày trước, anh hàng phở có tiếng rao, có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dày giò đêm đông tội lỗi trong ngõ khuất”?

A. Nhân hóa

B. Nói quá

C. So sánh

D. Nói giảm nói tránh

Câu 6: Thành phần trạng ngữ trong câu văn “Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người.” là cụm từ nào?

A. Trong một ngày mùa đông

B. Trong một ngày mùa đông của

C. Trong một ngày mùa đông của người nghèo

D. Tấm áo kép mặc thêm lên người

Câu 7: Theo em, tình cảm mà tác giả bộc lộ đối với phở Hà Nội là tình cảm gì?

A. Tác giả bộc lộ sự ngạc nhiên trước món ăn nổi tiếng của Hà Nội

B. Tác giả bộc lộ tình cảm quý mến, thân thuộc với món phở Hà Nội

C. Tác giả bộc lộ tinh thần tự hào với món phở Hà Nội

D. Tác giả bộc lộ sự lo lắng trước sự mai một dần của món ăn nổi tiếng

Câu 8: Dòng nào nêu nhận xét đúng nhất về ngôn ngữ trong đoạn trích?

A. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, tinh tế

B. Ngôn ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng

C. Ngôn ngữ mạnh mẽ, đa dạng

D. Ngôn ngữ đơn giản, phi cá tính

Câu 9: Trong những nét đẹp văn hóa Việt Nam mà em biết, em thấy ấn tượng nhất là gì? Giải thích nguyên nhân.

Câu 10: Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc gìn giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Tùy bút

0,5 điểm

Câu 2

C. Thuyết minh

0,5 điểm

Câu 3

D. Mùa nào cũng có thể thưởng thức

0,5 điểm

Câu 4

C. Tiếng rao bán phở, thời gian thích hợp để ăn phở và những quy luật riêng của món phở

0,5 điểm

Câu 5

C. So sánh

0,5 điểm

Câu 6

C. Trong một ngày mùa đông của người nghèo

0,5 điểm

Câu 7

B. Tác giả bộc lộ tình cảm quý mến, thân thuộc với món phở Hà Nội

0,5 điểm

Câu 8

A. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, tinh tế

0,5 điểm

Câu 9

HS có thể tự do kể lại trải nghiệm và những cảm nhận của mình về văn hóa Việt Nam để lựa chọn ra một nét đẹp mà mình ấn tượng nhất. Giải thích nguyên nhân một cách giản dị, trung thực, trong sáng, tránh cường điệu hóa cảm xúc của mình.

1 điểm

Câu 10

HS trình bày về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc gìn giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

- Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

- Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

+ Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên cần phải phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực nhỏ bé của mình,...

+ Bài học: Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc,...

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt biểu cảm.

- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Thanh Thảo và bài thơ “Gặp lá cơm nếp”.

- Ấn tượng, cảm xúc khái quát về bài thơ.

- Chia sẻ tình cảm của em về nội dung đề tài mà bài thơ phản ánh
- Chia sẻ tình cảm, cảm xúc về nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong bài thơ.

- Bài học ý nghĩa đối với đời sống con người.

- Đánh giá về bài thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo.

Danh mục: Đề thi