ĐỀ 6
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thông tin | 2 | 1 | 2 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 50 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 2* | 50 |
Tổng | 10 | 20 | 10 | 20 | 0 | 20 | 0 | 20 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 20% | 20% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thông tin | Nhận biết: - Nhận biết được cấu trúc và đặc điểm văn bản thông tin giới thiệu về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. - Nhận biết được thuật ngữ, từ Hán Việt. Thông hiểu: - Biết cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin. Vận dụng: - Vận dụng thông tin trong văn bản vào cuộc sống. | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận. - Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối). - Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 30% | 30% | 20% | 20% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 6 | ĐỀ THI HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
LỄ HỘI HOA BAN ĐIỆN BIÊN
Lễ hội hoa ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường thường được tổ chức ở Tây Bắc mỗi dịp tháng 2 âm lịch. Đây cũng là lúc hoa ban nở rộ tạo nên bức tranh vừa có nét hùng vĩ của núi rừng, vừa có sự thơ mộng của sắc trắng tinh khôi. Tại Điện Biên, lễ hội hoa ban là một hoạt động văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào người Thái.
Khi xưa có người con gái tên Ban bản người Thái xinh đẹp nhất xứ “Mường trời” đã đem lòng yêu chàng trai tên Khum nhà nghèo nhưng giỏi săn bắn, lại tốt bụng, chịu khó. Nhưng bố mẹ nàng lại không chấp thuận, hứa gả Ban cho một tên con trai Tạo mường nhà giàu nhất bản, vừa thọt vừa gù lại hay ăn lười làm. Vào ngày cưới, nàng buộc chiếc khăn piêu ở cầu thang rồi một mình bỏ trốn đi tìm Khum còn đang bẫy thú trong rừng chưa về. Nhưng nàng đi mãi, đi mãi rồi kiệt sức mà chết ngay bên sườn đồi. Nơi nàng chết đã mọc lên loài hoa trắng muốt, thoang thoảng hương thơm. Dân bản tin rằng nàng Ban đã hóa thân vào màu trắng tinh khôi ấy, thể hiện tình yêu thủy chung son sắt với chàng Khum.
Đồng bào nơi đây chọn ngày 13/3 hằng năm để tổ chức lễ hội hoa ban vì ngày này năm 1954 chính là thời điểm tiếng súng đầu tiên vang lên, khai màn trận chiến Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Chính vì vậy, lễ hội hoa ban không chỉ gắn với sự tích nàng Ban xinh đẹp, thủy chung mà còn gắn với chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Lễ hội hoa ban đã được đồng bào người Thái tổ chức từ xa xưa, là dịp để người dân dâng lễ với tổ tiên, các vị thần núi thần sông và là dịp để cầu cho bản mường no ấm, mùa màng bội thu… Còn lễ hội hoa ban Điện Biên được tổ chức một cách quy mô và bài bản lần đầu tiên vào năm 2014 trong chuỗi hoạt động nhân dịp kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là thời điểm Điện Biên thu hút rất nhiều khách du lịch tới trải nghiệm lễ hội, tạo điều kiện để quảng bá, giới thiệu và phát triển loại hình văn hóa độc đáo của đồng bào người Thái.
Lễ hội hoa ban Điện Biên đã trở thành một sự kiện tiêu biểu, vừa là dịp giới thiệu văn hóa truyền thống đến với mọi người, vừa là dịp ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây chắc chắn là yếu tố giúp du lịch tỉnh phát triển và thu hút đông đảo khách du lịch đến với mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc. Dân ca Thái có câu:
“Muốn chơi thì chơi lúc còn hoa
Đùa thì đùa thời hoa ban còn nhiều
Lát nữa hoa sẽ tàn
Con gái có chồng thì bị xích tay, gông đeo cổ, không được đi nữa…”
(Nguồn https://top10dienbien.com/)
Câu 1. Đoạn trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản nghị luận
B. Văn bản thông tin
C. Truyện khoa học viễn tưởng
D. Truyện đồng thoại
Câu 2. Hoa ban có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện sự tươi trẻ của người con gái Điện Biên
B. Thể hiện cho thiên nhiên tươi đẹp của Điện Biên
C. Biểu tượng cho cuộc sống yên bình, hạnh phúc
D. Thể hiện tình yêu chung thủy, sắt son
Câu 3. Việc chọn ngày tổ chức lễ hội hoa ban có gì đặc biệt?
A. Gắn liền với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc
B. Đây là thời gian mọi người đều được nghỉ ngơi
C. Đây là khoảng thời gian hoa ban nở đẹp nhất
D. Đây là khoảng thời gian khách du lịch đến thăm Điện Biên đông nhất
Câu 4. Câu nào không phải là đặc điểm của văn bản trên?
A. Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
B. Dùng nhiều biện pháp tu từ
C. Sử dụng thuật ngữ thuộc lĩnh vực mà văn bản đề cập
D. Chủ yếu sử dụng dạng câu trần thuật
Câu 5. Tác giả đã truyền tải thông tin về lễ hội hoa ban qua những phương diện nào? Chi tiết về sự tích lễ hội hoa ban có vai trò gì trong việc truyền đạt thông tin của văn bản?
Câu 6. Theo tác giả, lễ hội hoa ban gắn với những sự kiện, sự tích nào
Câu 7. Những câu dân ca Thái cuối bài gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 8. Từ lễ hội hoa ban của người Thái và lễ hội hoa ban Điện Biên em có suy nghĩ gì về việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc?
Phần II. Viết (5,0 điểm)Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc thay đổi bản thân? Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn nghị luận ngắn,
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | B. Văn bản thông tin | 0,5 điểm |
Câu 2 | D. Thể hiện tình yêu chung thủy, sắt son | 0,5 điểm |
Câu 3 | A. Gắn liền với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc | 0,5 điểm |
Câu 4 | B. Dùng nhiều biện pháp tu từ | 0,5 điểm |
Câu 5 | HS nêu được các phương diện thông tin về lễ hội trong văn bản và vai trò của chi tiết kể về sự tích lễ hội hoa ban: - Các phương diện: tên gọi, sự tích lễ hội, ý nghĩa - Vai trò: Làm cho người đọc dễ dàng hình dung về lễ hội hoa ban. Gắn lễ hội với một sự tích khiến cho lễ hội thêm phần hấp dẫn và được mọi người chú ý nhiều hơn. | 1,0 điểm |
Câu 6 | HS nêu được các sự kiện, sự tích gắn với lễ hội hoa ban: - Sự tích chuyện tình yêu giữa nàng Ban và chàng Khum - Sự kiện lịch sử: chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. | 0,5 điểm |
Câu 7 | HS nêu suy nghĩ về những câu dân ca Thái cuối bài: Những câu dân ca Thái là lời mời gọi của những cô gái gọi nhau đi lễ hội hoa ban. Đây là những cô gái trẻ, chưa chồng đang độ tuổi đẹp nhất, đi lễ hội cũng vào mùa hoa đẹp nhất. | 0,5 điểm |
Câu 8 | HS nêu suy nghĩ của mình về việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc: VD: Đây là một việc làm cần thiết vì những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình. | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Ý nghĩa của việc thay đổi bản thân. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự thay đổi bản thân. Thân bài:- Giải thích: Thay đổi bản thân: không ngừng học hỏi, cải thiện để bản thân mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày. Mỗi con người thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực để trở nên có ích hơn cho xã hội và hoàn thiện chính mình hơn. - Phân tích: + Người biết thay đổi, hoàn thiện bản thân mình là những người không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Họ còn là người biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục; sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê đó. + Việc thay đổi bản thân làm cho bản thân mình ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết, khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. - Chứng minh: Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình. - Phản biện: Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của người khác mà không biết phấn đấu vươn lên để hoàn thiện bản thân mình. Lại có những người quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình, trau dồi kiến thức để thực hiện mục tiêu… Kết bài:Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự thay đổi bản thân; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. | 3,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |