Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 8 )


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận

xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được từ Hán Việt.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật, bố cục bài văn, nhân vật và chi tiết thể hiện đặc điểm của nhân vật.

Thông hiểu:

- Trình bày đặc điểm của nhân vật đó.

- Phân tích các chi tiết để làm rõ đặc điểm của nhân vật.

- Thể hiện tình cảm của bản thân với nhân vật.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân để trình bày bài viết.

- Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Một trong những điều tử tế của chúng ta trong quan hệ với mọi người là giữ được đức tính khiêm tốn của bản thân mình. Tuy nhiên, nhiều người thường đánh đồng đức tính khiêm tốn với sự yếu đuối. Thật ra phải nói ngược lại mới đúng. Khiêm tốn như thỏi nam châm thu hút thiện chí của mọi người và làm nên giá trị của con người.

Khiêm tốn không phải là một hành động, mà là một thái độ. Đó là thái độ biết tôn trọng người khác hơn là đề cao bản thân. Người khiêm tốn là người biết lắng nghe một cách chân thành. Họ quan tâm đến người khác mà không bận tâm đến các yếu tố xung quanh như địa vị, sang hèn, thành công, thất bại… Đối với họ, lắng nghe để hiểu tâm tư tình cảm, hoàn cảnh của người khác là một mong muốn tự thân, là một quá trình của cảm xúc chứ không phải chỉ là một hành động đơn thuần biểu hiện ra bên ngoài.”

(Trích “Điều kì diệu của thái độ sống” - Mac Anderson)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?

A. Sự yếu đuối

B. Sự khiêm tốn

C. Sự mạnh mẽ

D. Thái độ sống

Câu 3. Thái độ khiêm tốn đem lại điều tốt đẹp gì?

A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống

B. Thu hút thiện chí của mọi người và làm nên giá trị con người

C. Được mọi người giúp đỡ nhiều hơn

D. Có thêm nhiều mối quan hệ trong cuộc sống

Câu 4. Câu nào sau đây thể hiện chủ đề của đoạn trích?

A. Một trong những điều tử tế của chúng ta trong quan hệ với mọi người là giữ được đức tính khiêm tốn của bản thân mình

B. Khiêm tốn như thỏi nam châm thu hút thiện chí của mọi người và làm nên giá trị của con người

C. Khiêm tốn không phải là một hành động, mà là một thái độ

D. Người khiêm tốn là người biết lắng nghe một cách chân thành

Câu 5. Theo em, sự khác nhau giữa khiêm tốn và yếu đuối là gì?

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu “Khiêm tốn như thỏi nam châm thu hút thiện chí của mọi người và làm nên giá trị của con người”.

Câu 7. Em có cho rằng sự khiêm tốn đồng nghĩa với việc hạ thấp giá trị bản thân không? Vì sao?

Câu 8. Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Nhân vật trong những cuốn sách đều để lại cho người đọc biết bao ấn tượng sâu sắc. Em hãy viết một bài văn phân tích một nhân vật văn học trong cuốn sách mà em đã đọc.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

B. Sự khiêm tốn

0,5 điểm

Câu 3

B. Thu hút thiện chí của mọi người và làm nên giá trị con người

0,5 điểm

Câu 4

A. Một trong những điều tử tế của chúng ta trong quan hệ với mọi người là giữ được đức tính khiêm tốn của bản thân mình

0,5 điểm

Câu 5

HS chỉ ra sự khác nhau giữa khiêm tốn và yếu đuối:

- Người khiêm tốn là người biết được giá trị của chính mình, nhưng do có ý thức tôn trọng người khác, luôn mong muốn học hỏi để tiến bộ nên họ thể hiện có chừng mực.

- Ngược lại, kẻ yếu đuối lại là kẻ không tin vào giá trị của chính mình, dẫn đến thái độ tự ti, sợ hãi.

0,5 điểm

Câu 6

HS chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật:

- Biện pháp so sánh: khiêm tốn – thỏi nam châm

- Tác dụng: Nhấn mạnh người có đức tính khiêm tốn do luôn biết mình biết người nên được người khác tôn trọng, yêu mến. Người khiêm tốn luôn ý thức về sự chưa hoàn thiện của bản thân, nên không ngừng lắng nghe, học hỏi, do vậy, ngày càng nâng cao giá trị của bản thân. Làm tăng sức hấp dẫn cho câu văn.

1,0 điểm

Câu 7

HS nêu ý kiến của mình và giải thích phù hợp:

Tham khảo:

Không đồng tình. Vì: Khiêm tốn là biết mình biết người, chịu khó lắng nghe, học hỏi để vun bồi cái tốt, diệt trừ cái xấu, ngày càng nâng cao giá trị bản thân, được mọi người thêm yêu mến. Do vậy, nó không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp giá trị bản thân được.

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu bài học:

- Cần rèn luyện tính khiêm tốn.

- …

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích

Mở bài giới thiệu được nhân vật. Thân bài triển khai được các đặc điểm của nhân vật. Kết bài nêu tình cảm đối với nhân vật và bài học rút ra từ nhân vật ấy.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một nhân vật mà em yêu thích.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật.

- Thân bài:

+ Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật.

+ Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ,… của nhân vật).

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật,…

+ Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

- Kết bài: Nêu những bài học, suy nghĩ ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi